Thứ Bẩy, 20/04/2024 03:32:23 GMT+7

Tin đăng lúc 20-02-2018

Lượt xem: 1380

10 vấn đề đạo đức cần lưu tâm trong nền công nghiệp thực tế ảo

Không thể phủ nhận rằng, công nghệ VR đang dần dần xóa nhòa khoảng cách giữa thực tế và thế giới ảo. Nhưng nếu quá đắm chìm vào thế giới ảo thì lại là một thảm họa.
10 vấn đề đạo đức cần lưu tâm trong nền công nghiệp thực tế ảo
Kính thực tế ảo Oculus Rift của Facebook.

Công nghệ thực tế ảo (VR) hứa hẹn đem đến sự phát triển tốt hơn trong xã hội - từ thay đổi hành vi xã hội đến việc đào tạo bác sỹ phẫu thuật cho các quy trình y tế phức tạp.

 

Nhưng cũng giống như tất cả các công nghệ khác, chúng ta cần phải quan tâm đến các vấn đề đạo đức tiềm ẩn bên trong. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê một vài vấn đề nổi trội mà chúng ta cần suy xét trước khi trở nên quá lạc quan về tương lai của thực tế ảo:

 

1. Dễ bị tổn thương

 

Khi nhắc đến thực tế ảo, chúng ta thường nghĩ ngay tới hình ảnh những chiếc tai nghe cồng kềnh che mắt và tai người dùng để có thể tạo cho họ cảm giác chân thực nhất. Ngoài ra còn có găng tay thực tế ảo và một loạt các phụ kiện, phụ tùng khác.

 

Mặc dù chúng đem lại cảm giác siêu thực cho người dùng nhưng cũng nên quan tâm đến trường hợp những người sử dụng chúng một mình khi ở nhà. Lúc đấy, việc hạn chế các giác quan bên ngoài để trải nghiệm công nghệ thực tế ảo có thể khiến người dùng dễ bị tấn công hơn, trộm vào nhà không biết, hay những điều xui xẻo khác có thể xảy ra khi người dùng đang hoàn toàn mất cảnh giác.

 

2. Bị cô lập với xã hội

 

Có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh việc thực tế ảo có thể gây cô lập xã hội. Một mặt, toàn bộ trải nghiệm diễn ra trong phạm vi tầm nhìn cá nhân người dùng. Mặt khác, các nhà phát triển (như Facebook) đã nỗ lực tạo ra không gian hội họp chung (như Spaces), cho phép người dùng công nghệ thực tế ảo có thể gặp gỡ và tương tác trong thế giới ảo. Nhưng dù công nghệ này tỏ ra có ích đối với những người hướng nội hay cô đơn (như những người già), nó cũng có nguy cơ gây ra sự lười biếng hay trốn tránh các vấn đề trong thực tế.

 

Có người cho rằng những diễn đàn như Spaces có thể khiến người dùng quên đi xã hội thực tại. Các nghiên cứu đã chứng minh, việc sử dụng mạng xã hội có thể gây ra cho người dùng cảm giác cô lập xã hội, bị tội lỗi hay chán nản. Cũng có rất nhiều bằng chứng cho thấy sự tương tác mặt đối mặt thực sự là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì một tinh thần khỏe mạnh. Sẽ không phải là cách hay khi thay thế việc đó bằng công nghệ thực tế ảo.

 

3. Vô cảm với thế giới thực

 

Điều dễ dàng nhận thấy rằng việc thường xuyên chìm đắm vào thế giới ảo có thể khiến người dùng trở nên lãnh cảm với thế giới thực. Thật vậy, công nghệ thực tế ảo đã được sử dụng như là một công cụ giúp giảm cảm xúc tiêu cực trước các ám ảnh cá nhân, và thậm chí ứng dụng trong chiến đấu quân sự. Tuy nhiên, việc lạm dụng sẽ gây ra chứng vô cảm rất nguy hiểm. Nó khiến người dùng lãnh cảm trước các hành vi bạo lực trong trò chơi thế giới ảo.

 

 

Việc lạm dụng kính thực tế ảo sẽ gây ra chứng vô cảm rất nguy hiểm.

 

Năm ngoái, các nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã công bố kết quả của một nghiên cứu theo chiều dọc cho thấy, việc liên tục chơi các trò chơi bạo lực sẽ dẫn đến việc thờ ơ và vô cảm trước tội ác của người chơi. Những điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn ở thực tại nếu người dùng đắm chìm quá lâu vào thực tế ảo.

 

4. Ảo tưởng về năng lực bản thân

 

Cùng với việc gây vô cảm, ảo tưởng về năng lực bản thân cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Vấn đề này đặc biệt phổ biến ở những người dùng trẻ tuổi. Họ cho rằng những khả năng mà họ điêu luyện trong thế giới ảo (như đi bộ, bay lượn hay lái xe hơi..) thì họ cũng chuyên nghiệp như vậy trong thế giới thực.

 

Thực tế, một nghiên cứu gần đây của Đại học Stanford đã chứng minh cách trẻ em không phân biệt được những kỹ năng của chúng trong thế giới ảo và thế giới thực. Từ việc chúng đối xử với nhân vật ảo tương tự như cách chúng chăm sóc thân thể thực tế của chúng, cho tới cách chúng nghĩ nhân vật trong thế giới ảo là một kí ức có thực trong thực tế.   

 

5. Bệnh tâm thần

 

Có thể có những ảnh hưởng tâm lý sâu sắc và nguy hiểm hơn đối với một số người dùng (mặc dù hiện chưa phát hiện ra). Các chuyên gia về thần kinh học và tâm trí con người đã bàn về vấn đề "thoái hóa nhân cách" khi người dùng cho rằng cơ thể thực tế của họ là một phiên bản ảo. Một số lo lắng rằng thực tế ảo có thể gây bệnh tâm thần cho người dùng. Một nhà đầu tư thực tế ảo thậm chí còn cảnh báo rằng trò chơi thực tế ảo có thể gây ra chứng rối loạn căng thẳng tột độ.

 

 

Kính thực tế ảo Sony Playstation Vr.

 

Không cần phải bàn nhiều, chúng ta phải xác định những rủi ro tâm lý và các triệu chứng trước khi thị trường bão hòa, nếu đó là điều không thể tránh khỏi.

 

6. Lạm dụng văn hóa phẩm không lành mạnh

 

Trong số các ngành hứng thú với thực tế ảo phải kể đến ngành công nghiệp phim người lớn. Đây được dự đoán sẽ là lĩnh vực thực tế ảo lớn thứ ba vào năm 2025, sau game và nội dung liên quan tới Bóng bầu dục (NFL). Trang web giải trí cho người lớn Pornhub báo cáo rằng lượng xem thực tế ảo đã tăng 225% từ khi ra mắt vào năm 2016. Điều này rõ ràng không phải là một vấn đề đạo đức nhưng nó sẽ trở thành vấn đề nếu những khoái cảm khó quên này bị lạm dụng quá mức.

 

Chúng ta phải đặt câu hỏi: Liệu có tồn tại giới hạn cho những biểu hiện hung hăng, đồi trụy khác của văn hóa phẩm khiêu dâm thực tế ảo? Ngoài ra, những nội dung phim không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến sự giáo dục của trẻ nhỏ. 

 

7. Tra tấn tội phạm ảo

 

Philosopher Thomas Metzinger là một trong số những người đang phát triển thực tế ảo đã bày tỏ mối quan tâm rằng, bộ tai nghe VR có thể được quân đội sử dụng như một hình thức tra tấn thay thế "có đạo đức". Cho dù đây là sự thật hay giả lập, hiểu được tình trạng đau đớn, tàn phá, bạo lực và chấn thương do người dùng khác gây ra trong môi trường ảo - dù là về thể chất hay tâm lý là rất cần thiết.

 

8. Thao túng người dùng

 

Những cố gắng thao túng người tiêu dùng thông qua thủ đoạn quảng cáo không phải là mới mẻ, nhưng cho tới bây giờ thì nó vẫn chỉ ở dạng 2 chiều. Thật vậy, họ đã rất chăm chỉ trong việc làm xao nhãng tập trung của chúng ta: Tiếng chuông reo, tiếng khóc, tiếng giao thông, tiếng trò chuyện, âm nhạc, tiếng hàng xóm ồn ào, những bài đọc thú vị, và tất cả những điều khác.

 

 

Nhiều vấn đề đạo đức cần được lưu tâm trước khi đắm chìm trong thực tế ảo.

 

Với thực tế ảo, các nhà quảng cáo thương mại sẽ có quyền truy cập vào toàn bộ môi trường xung quanh (mà một số nhà tâm lý học cho rằng có quyền kiểm soát hành vi của chúng ta). Điều này sẽ giúp tăng doanh thu cho các nhà phát triển bởi còn rất nhiều không gian trống để bán cho các doanh nghiệp quảng cáo. Các nhà bình luận đã cảnh báo rằng điều này có thể dẫn tới các chiến thuật mới, kín đáo hơn liên quan đến việc đặt sản phẩm, tích hợp thương hiệu và quảng cáo ưu việt.

 

9. Tự do di chuyển

 

Một trong những điểm thú vị của công nghệ thực tế ảo là nó cho phép chúng ta đi khắp thế giới từ ngôi nhà thân yêu của chúng ta. Đây rõ ràng là một điểm cộng tuyệt vời những người không thể đi du lịch. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải bàn tới việc những nơi nào nên được tạo ra trong thực tế ảo để trải nghiệm. Liệu có tốt không khi tôi được đi lang thang khắp căn hộ của một nhân vật nổi tiếng mà bạn yêu thích trong thực tế ảo hay lướt qua nhà cửa và doanh nghiệp ở bất kỳ đường phố thành phố nào? Câu trả lời có thể quá rõ ràng, nhưng chúng ta không thể cho rằng điều này là hợp đạo lý.

 

10. Mất an toàn thông tin cá nhân

 

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, khi chúng ta càng tham gia vào thế giới ảo, thông tin của chúng ta sẽ càng bớt riêng tư. Điều này đồng nghĩa với vấn đề bảo mật thông tin. Các nhà nghiên cứu Đức đã nêu lên mối lo ngại rằng nếu các nhân vật ảo trực tuyến của chúng ta phản ánh những hành động và cử chỉ trong thế giới thực của chúng ta, những "vết sẹo", "dấu vân tay" hay "chữ ký" của chúng ta có thể bị theo dõi. Một lần nữa, rõ ràng rằng cần phải có một cuộc đối thoại cởi mở liên quan đến những gì có thể thu thập được, và điều gì nên cấm đối với các hoạt động trong thế giới ảo.

 

Danh sách trên không phải là tất cả. Có thể một số người cho rằng, đó là những lo lắng thừa thãi. Nhưng trên hết, như một người dùng không có kĩ thuật trong tương lai, chúng ta có quyền yêu cầu  các công ty thực tế ảo giải thích đầy đủ, cụ thể về để giảm bớt những mối lo ngại này.

 

Nguồn Khampha


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang