Thứ Năm, 25/04/2024 08:29:08 GMT+7

Tin đăng lúc 25-09-2016

Lượt xem: 4386

90% thuốc bảo vệ thực vật đến từ Trung Quốc: Vậy làm sao để có rau sạch?

Hằng năm, Việt Nam bỏ ra tới 774 triệu USD để nhập về khoảng 100.000 tấn thuốc trừ sâu, bao gồm 4.100 loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau, thuộc 1.643 loại hoạt chất và 90% nhập từ Trung Quốc. Đó là thông tin được GS. Nguyễn Lân Dũng, Đại biểu Quốc hội Khoá X, XI, XII chia sẻ tại Diễn đàn chính sách An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” được tổ chức tại TP.HCM vừa qua.
90% thuốc bảo vệ thực vật đến từ Trung Quốc: Vậy làm sao để có rau sạch?
Thuốc bảo vệ thực vật 90% từ Trung Quốc: Vậy làm sao để có rau sạch?

90% thuốc bảo vệ thực vật đến từ Trung Quốc

 

Theo GS. Nguyễn Lân Dũng, hiện nay chất độc hại ở rau đến từ các thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, diệt cỏ và các độc tố nấm.

 

Hằng năm, Việt Nam bỏ ra tới 774 triệu USD để nhập về khoảng 100.000 tấn thuốc trừ sâu, bao gồm 4.100 loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau, thuộc 1.643 loại hoạt chất và 90% nhập từ Trung Quốc. Điều lạ là Trung Quốc với 1,4 tỷ dân nhưng người ta chỉ cho phép sử dụng 630 loại thuốc bảo vệ thực vật mà thôi. Thống kê cho biết chưa kể các trường hợp ngộ độc thực phẩm thường xuyên xảy ra, có khi với hàng trăm công nhân ở các bếp ăn tập thể, chuyện nhiễm độc gây căn bệnh chết người là ung thư thật sự đáng lo sợ. Theo thống kê, hiện nay trung bình mỗi năm có thêm 200.000 ca ung thư mới và số người chết vì ung thư hàng năm là 70.000 người. Trong số các bệnh nhân ung thư thì nguyên nhân từ thực phẩm bẩn chiếm đến 35%. Đã đến lúc coi vấn đề loại trừ thực phẩm bẩn, nhất là rau bẩn, phải đặt ra một cách cấp bách và cần khẩn trương tập trung giải quyết.

 

Làm sao để trồng được rau sạch?

 

Theo ông Dũng, tự trồng rau là biện pháp tình thế hoàn toàn không cơ bản với một chế độ lấy mục tiêu của dân, do dân và vì dân. Không nên để người dân tự lo mà trước hết các cấp chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị xã hội phải lo. Tuy nhiên, giải pháp tình thế tự trồng rau rõ ràng là biện pháp có hiệu quả. Vì vậy, việc trồng rau trên sân thượng, hoặc tận dụng đất trống ở ven đường, ven bờ ao, kênh, rạch để tự túc trồng rau cho gia đình mình là hợp lý. Nên nhớ là ngay những nông dân chuyên trồng rau cũng thường có thửa đất riêng để trồng rau cho gia đình mình.

 

Biết rằng phân đạm vô cơ tích lũy trong rau hợp chất nitrit (NO2-) là yếu tố gây ung thư đã được xác nhận. Đáng tiếc là người trồng rau thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn phân đạm hóa học hay trực tiếp dùng nước tiểu (chứa urê) để bón cho rau bán ra thị trường. Có người còn khôn ngoan rải vài con sâu lên mặt rau nhưng khi bán thì cố tình nhặt lại mấy con sâu “làm cảnh”. Do đó, tốt nhất là tạo khung nhà lưới để trồng rau cho gia đình và chỉ dùng phân hữu cơ ủ hoai (mua của nông dân) để bón lót cho rau. Thành phần chủ yếu của rau là hydrat carbon, tỷ lệ protein rất thấp cho nên không cần bón thúc như với nhiều loại cây trồng khác.

 

Nên dùng đất phù sa, loại đất ít nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Có thể dùng nước giếng khoan, nếu dùng nước máy thì nên trữ lại trong bể, trong chum một thời gian để bay bớt chất clo (Cl) dùng để khử trùng trong nước máy. Không khí ô nhiễm bụi, hơi acid không đáng ngại, chỉ ngại là mang theo côn trùng mà thôi. Cần có lưới ngăn bướm vì sâu thường là ấu trùng của bướm, không có bướm thì cũng chẳng có sâu. Có loại bọ nhẩy rất nhỏ, có thể lọt qua khe lưới và cắn sâu thành các khoanh hình tròn. Cần thường xuyên theo dõi nếu gặp trường hợp này thì dùng thuốc trừ sâu sinh học thuộc nhóm Abamectin có bán trên thị trường để diệt bọ nhẩy. Đáng lưu ý, thuốc này không độc hại nhưng dung môi dùng để pha thuốc thì có hại nên cần để cách ly vài ngày để dung môi bay hơi hết hãy sử dụng rau, củ, quả.

 

Nguồn Người tiêu dùng


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang