Thứ Sáu, 26/04/2024 03:03:25 GMT+7

Tin đăng lúc 16-08-2020

Lượt xem: 1458

Ai cản nổi Masan bán bia

Masan trở lại thị trường bia đầy khốc liệt với thương hiệu mới Red Ruby. Lần này cuộc chơi liệu có khác khi Masan có chuỗi VinMart trong tay?
Ai cản nổi Masan bán bia
Masan nắm trong tay chuỗi bán lẻ Vinmart đồng nghĩa với việc hoàn toàn làm chủ kênh phân phối lớn nhất Việt Nam

Thị trường bia được ví như một thị trường đóng chặt, đã có rất nhiều “ông lớn” nhảy vào nhưng vào được không dễ. Không dễ bởi nhiều chiêu trò nhưng đa số đều bị bóp nghẹt ở khâu phân phối, khâu “yết hầu” trong ngành bia tại Việt Nam.

 

Chuối phân phối bị bóp nghẹt

 

Trong các “ông lớn” từng nhảy vào bán bia, phải kể đến Tân Hiệp Phát. Đơn vị này đã đầu tư đến 100 triệu USD để sản xuất một loại bia có thương hiệu Laser từ năm 2001. Nhưng thương hiệu bia mới này bị “bóp chết” ở khâu phân phối. 

 

Heneiken ra tay cấm tất cả các đại lý, các điểm phân phối của mình bán Laser. Nếu nhìn thấy một chai Laser, Heneiken sẽ lập tức dừng cung sản phẩm của mình cho đại lý đó. Đứng trước 2 sự lựa chọn, các hệ thống phân phối đã chọn giải pháp an toàn hơn: đứng về phía Heneiken.

 

“Tôi đã thất bại rất nhanh trước Heineken ở khâu phân phối”. Chính ông chủ Tân Hiệp Phát đã phải thừa nhận điều cay đắng này và rút khỏi thị trường bia. Chặn kênh phân phối là một trong những kĩ thuật mạnh nhất các hãng lớn ngăn ngừa kẻ mới vào. 

 

Vinamilk bán bia là một thất bại khác. Năm 2006, Vinamilk đã liên doanh với Tập đoàn SABmiller, một hãng bia lớn trên thế giới, để thành lập công ty sản xuất bia công suất 100 triệu lít/năm, khánh thành vào tháng 3/2007 với thương hiệu bia Zorok. Vinamilk có hệ thống phân phối sửa bao phủ dày đặc. Nhưng thật khó có thể tận dụng hệ thống phân phối sữa của Vinamilk hiện có để bán bia. Chỉ sau 2 năm, Vinamilk đã nhượng lại toàn bộ cổ phần của mình cho SABmiller. 

 

Vinamilk cũng thất bại ở khâu phân phối.

 

Chính Masan cũng góp mặt trong thất bại bán bia. Masan gia nhập thị trường năm 2013 bằng việc mua lại Công ty cổ phần Bia và Nước giải khát Phú Yên (sau đó trở thành Masan Brewery) và tung ra thương hiệu Sư Tử Trắng. Năm đầu tiên, nhà máy vận hành nhưng không đủ để bán ra thị trường. Bia tiêu thụ mạnh nhờ chiến lược giá rẻ và các chương trình quảng cáo hấp dẫn. 

 

Được đà thắng lợi, Masan đầu tư nhà máy ở Hậu Giang với công suất gấp 4 lần. Doanh thu năm 2015 đạt hơn 706 tỷ đồng với sản lượng tiêu thụ đạt 45 triệu lít. Năm 2016 doanh thu tiếp tục tăng trưởng mạnh và có thêm nhà đầu tư từ Thái Lan rót 600 triệu USD.

 

Thất bại ập đến năm 2017 khi công ty tăng mạnh chiết khấu để đẩy mạnh khâu phân phối. Nửa đầu năm 2017 doanh thu sụt giảm 15 lần so với cùng kỳ 2016.

 

Bia Sư Tử trắng lặng lẽ biến mất trên thị trường.

 

Nhưng nay, Masan đã trở lại thị trường với vị thế khác. Masan nắm trong tay chuỗi phân phối khổng lồ Vinmart.

 

Kênh phân phối trong tay

 

Chuỗi bán lẻ Vinmart trước đây là sở hữu của Tập đoàn Vingroup nhưng giờ đã về dưới trướng Masan năm ngoái.

 

Masan nắm trong tay chuỗi bán lẻ Vinmart đồng nghĩa với việc hoàn toàn làm chủ kênh phân phối lớn nhất Việt Nam. 

 

Với một kênh phân phối như vậy, Massan rất có lợi khi đẩy ra thị trường một sản phẩm mới. Massan đã vô hiệu hóa được chiêu mạnh nhất của các đối thủ: bóp nghẹt kênh phân phối.

 

Không chỉ không còn rào cản ở kênh phân phối mà kênh phân phối còn là lợi thế khi chính mình là ông chủ. Cuộc chiến của Massan bây giờ sẽ dồn về các cửa hàng nhỏ lẻ, các quán bia và đón nhận của người tiêu dùng với sản phẩm mới.

 

Massan lần này có vẻ sẽ làm chủ cuộc chơi với con át chủ bài “chuỗi phân phối lớn nhất Việt Nam”, các hãng bia sừng sỏ trên thị trường hãy bắt đầu lo lắng.

 

Theo Enternews


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang