Thứ Bẩy, 20/04/2024 04:19:10 GMT+7

Tin đăng lúc 13-05-2019

Lượt xem: 2958

Bất cập trong xử lý kinh doanh gas trái phép

Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh gas, nhất là hành vi chiếm dụng, san chiết trái phép, giả nhãn hiệu, chiếm đoạt, hoán cải vỏ bình gas... đã đạt nhiều kết quả, góp phần bình ổn thị trường. Tuy nhiên, việc xác định hành vi vi phạm và áp dụng chế tài xử lý của mỗi lực lượng, mỗi địa phương vẫn đang có sự khác nhau, gây không ít khó khăn cho chính doanh nghiệp.
Bất cập trong xử lý kinh doanh gas trái phép
Chế tài xử lý vi phạm cần được thống nhất

Tại Hội thảo “Những vấn đề cấp bách trong kinh doanh gas hiện nay” được tổ chức mới đây, ông Trần Trọng Hữu - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gas Việt Nam - cho biết về thực trạng xử lý bình gas bị chiếm dụng, chiếm đoạt, san chiết trái pháp luật của các cơ quan kiểm tra. Cụ thể, có vụ đem bán đấu giá, có vụ bình bị tiêu hủy, bán phế liệu, có vụ trả lại bình cho ngay đối tượng vi phạm, có vụ trả cho chủ sở hữu, có vụ truy cứu trách nhiệm hình sự...


Theo ông Hữu, việc xử lý khác nhau như trên đối với cùng hành vi vi phạm đã làm giảm hiệu lực của pháp luật, gây thiệt hại về kinh tế và uy tín của chủ sở hữu bình gas. Nguyên nhân của việc xử lý khác nhau là do hiểu và áp dụng quy định pháp luật không đầy đủ. Vì vậy, cần thống nhất về xác định hành vi và áp dụng chế tài xử lý.

 

Nhiều doanh nghiệp tại hội thảo cũng cho rằng, các lực lượng chức năng không thực hiện đầy đủ các bước cần phải làm, chưa thực hiện quy định tại Điều 126 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, với tang vật là bình gas, phải yêu cầu chủ sở hữu xuất trình cả đăng ký nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp, logo thể hiện bình… Nhưng doanh nghiệp không thực hiện được do thời hạn sử dụng của bình theo quy định dài gần 30 năm, bình gas lưu thông rộng khắp cả nước... rất khó rà soát. Đây cũng là nguyên nhân khiến chủ sở hữu biết rõ bình của mình bị chiếm dụng trái phép nhưng không thể nhận lại.

 

Chính vì thế, Hiệp hội Gas Việt nam đề nghị, các cơ quan chức năng khi xử lý tang vật trước khi ra quyết định tịch thu cần tạm giữ để điều tra, xác minh xem xét chủ sở hữu có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật. Từ đó có sự hướng dẫn thống nhất về xác định hành vi và áp dụng chế tài xử lý về san chiết trái phép, hàng giả và giả mạo về sở hữu trí tuệ để không dẫn đến tùy tiện trong việc xác định hành vi vi phạm dẫn đến áp dụng chế tài xử lý khác nhau, gây bức xúc cho doanh nghiệp.

 

“Đặc biệt, hiện nay Nghị định số 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí chưa được sửa đổi nên nhiều quy định về quản lý nhà nước tại Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí đã thay đổi nhưng vẫn bị xử phạt và có những hành vi vi phạm nhưng thiếu chế tài xử lý” - ông Nguyễn Sĩ Thắng - Chủ tịch Hiệp hội Gas nhấn mạnh.

 

Hiệp hội Gas mong muốn các cơ quan có thẩm quyền sớm sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 67 phù hợp với Nghị định 87 về nội dung quản lý nhà nước và bổ sung những hành vi vi phạm thực tế phát sinh nhưng thiếu chế tài.

 

Ông Trần Hữu Tuấn - Trưởng phòng Phát triển Kinh doanh Công ty Alttek Global JSC: Song song với việc kiến nghị đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật, mỗi DN phải ý thức tự bảo vệ chính mình thông qua việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, sử dụng niêm phong, tem chống hàng giả, đặc biệt nâng cao chất lượng sản phẩm để phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường…

 

Nguồn Congthuong


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang