Thứ Sáu, 29/03/2024 04:07:56 GMT+7

Tin đăng lúc 19-10-2017

Lượt xem: 8568

Bật mí cách nhận biết và “xử lý” ngộ độc thực phẩm tại nhà

Khi ăn phải thức ăn và nước uống chứa chất độc hại, chúng ta rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Người bị ngộ độc thường có triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt mỏi… Nghiêm trọng hơn là cơ thể mất nước, các chất điện giải và dẫn tới tử vong.
Bật mí cách nhận biết và “xử lý” ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ảnh minh họa

Theo đó, các chuyên gia sẽ truyền tải những cách nhận biết, xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm để tránh nguy hiểm đến tính mạng

 

Các dấu hiệu nhận biết khi bị ngộ độc thực phẩm

 

Triệu chứng đau bụng và tiêu chảy nhiều lần:

 

Đây là triệu chứng dễ nhận thấy khi bị ngộc độc thực phẩm. Nguyên nhân là do thực phẩm có chứa  vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter hoặc vi khuẩn E. coli. Ngoài triệu chứng đầy hơi và chướng bụng, người bị ngộc độc còn bị tiêu chảy nhiều lần, thậm chí là ra máu.

 

 Người già và trẻ em sẽ triệu chứng thường nặng hơn vì hệ miễn dịch yếu. Khi bị tiêu chảy nhiều lần sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và chất điện giải, có thể dẫn đến tử vong.

 

Buồn nôn và nôn

 

Chỉ với một khoảng thời gian nhất định như vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày, sau khi ăn, hoặc uống thực phẩm bị nhiễm độc, người bị nhiễm độc bắt đầu xuất hiện triệu chứng buồn nôn và nôn ngay. Sau khi nôn hết thực phẩm đã ăn/uống trước đó, người bệnh tiếp tục có dấu hiệu nôn khan liên tiếp sau vài giờ, không ăn gì cũng nôn. Chưa dừng lại đó, người bị nôn nhiều sẽ bị rối loạn nước và chất điện giải.

 

Sốt và đau khắp người

 

Khác với triệu chứng đau bụng, nôn mửa... nêu trên, người bị ngộ độc thực phẩm còn mang triệu chứng nhiệt độ tăng đột biến lên đến 40 độ. Lúc này cần phải đến bệnh viện kiểm tra để tránh biến chứng nguy hiểm.

 

Cuối cùng, một triệu chứng phổ biến khác của ngộ độc thực phẩm là chóng mặt hoặc đầu óc quay cuồng. Triệu chứng này cũng có thể kéo dài trong vài giờ. Ngoài ra, nhức đầu có thể xảy ra là do mất nước do tiêu chảy nặng. Triệu chứng đau người không phổ biến ở hầu hết các loại ngộ độc thực phẩm, nhưng đặc trưng của bệnh listeriosis - một chứng bệnh do ăn thức ăn bị nhiễm Listeria monocytogenes.

 

Cách  xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

 

Để tránh ảnh hưởng sức khỏe, cũng như tính mạng của người bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta có thể xử lý bằng những cách sau:

 

– Ép người gặp nạn nôn hết thức ăn bằng những cách đơn giản như: Uống nước muối, ngoáy họng bằng lông gà, cạo mùn thớt rồi pha nước uống, móc họng (cần cẩn thận để tránh gây rách, trầy xước họng).

 

– Tiến hành trung hòa nồng độ các chất trong dạ dày: ngộ độc vì kiềm thì bổ sung nhanh những thực phẩm có tính axit nhẹ như nước chanh, cà chua, dấm, các loại quả chua. Bị ngộ độc vì những chất có tình axit thì cho người bệnh uống magie oxit 4% hay nước xà phòng 1%. Cách 5 phút dùng 15ml. Tuyệt đối không cho người gặp nạn uống thuốc muối vì có thể gây thủng dạ dày.

 

– Tiến hành bảo vệ niêm mạc: Để hạn chế thành dạ dày hấp thụ nhiều chất độc hơn cần cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm ăn những món như nước cháo, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng,…

 

– Với trường hợp bị ngộ độc kim loại độc như thủy ngân, chì thì cho dùng sữa, lòng trắng trứng.

 

– Ngộ độc axit, kim loại nặng thì dùng magie oxit, than bột.

 

Nếu trường hợp bị quá nặng, chúng ta có thể chữa ngộ độc thực phẩmbằng những cách sau để giữ ổn định tình trạng sức khỏe rồi nhanh chóng đưa tới bệnh viện sớm nhất để tiếp tục chữa trị.

 

Cách chữa ngộ độc thực phẩm bằng gừng và mật ong

 

Thái vài lát gừng rồi giã nhuyễn, trộn vào 1 thìa mật ong cho người bị ngộ độc ngậm nuốt. Hỗn hợp này giúp xoa dịu những cơn khó chịu trong bụng, giảm các giác đau đớn trong bao tử.

 

Dùng tỏi cải thiện tình trạng ngộ độc thức ăn

 

Tỏi chứa chất tinh chất dịch có tính chống nấm, chống khuẩn, giảm viêm nhiễm, chúng cũng có tính kháng sinh tự nhiên nên sẽ giúp khắc phục khi bị trúng độc thức ăn mức độ nhẹ.

 

Hàng ngày, nhai 2-3 tép tỏi tươi, ăn chung với cơm để cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, ngăn chặn tiêu chảy. Bạn có thể thực hiện mẹo nhỏ khác nữa là dầu tỏi trộn với dầu đậu tương rồi thoa đều lên bụng cải thiện rối loạn tiêu hóa.

 

Dùng sữa chua để xử lý khi nhiễm độc từ thức ăn

 

Sữa chua không chỉ cũng cấp các men vi sinh thúc đẩy hệ tiêu hóa bình phục và hoạt động tốt hơn mà còn giúp tiêu diệt bớt các vi khuẩn gây hại nhờ lượng lớn lợi khuẩn.

 

Sữa chua 3 thìa trộn với 1 thìa hạt cỏ cà ri rồi cho người bệnh nuốt mà không nhai hạt. Cách chữa ngộ độc thức ăn này giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng đau bụng và buồn nôn.

 

Cách chữa ngộ độc thực phẩm bằng chanh

 

Phần lớn các ca ngộ độc thức ăn là do nhiễm khuẩn và nhiễm vi trùng, nước chanh có tính axit sẽ giúp tiêu diệt bớt các tác nhân này. Lượng viamin C lớn có trong chanh có vai trò cung cấp năng lượng, cải thiện sức đề kháng.

 

Vì thế, mỗi ngày ngày pha uống 2-3 cốc nước chanh ấm, pha thêm ít đường. (Lưu ý: bạn nên lót dạ trước rồi mới uống nước chanh để tránh bị cồn cào, xót ruột).

 

Do đó, để tránh bị ngộ độc thức ăn gây ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe, thực hiện ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ và an toàn để sử dụng.

                                                                    

         Long Nguyễn


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang