Thứ Ba, 23/04/2024 18:42:57 GMT+7

Tin đăng lúc 30-03-2016

Lượt xem: 4521

Bất thường giá thép

Mấy năm qua, dòng thép ngoại nhập khẩu tràn vào thị trường Việt Nam khá lớn, đặc biệt là các loại thép “lách luật”, giá rẻ, khiến các công ty thép trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Theo Tổng cục Hải quan, năm 2015, Việt Nam nhập khẩu 15,6 triệu tấn sắt thép, trị giá 7,5 tỷ USD; từ đầu năm đến ngày 15/3, nhập khẩu hơn 3,7 triệu tấn, trị giá 1,37 tỷ USD.
Bất thường giá thép
Ảnh minh họa

Vì thế, các kinh tế gia cho rằng, việc Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu (từ ngày 22/3/2016) là hết sức hợp lý. Đó cũng là chính sách đáp ứng sự mong mỏi của các doanh nghiệp thép nội.

 

Thế nhưng, diễn biến thị trường thép trong những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 3/2016 cho thấy những dấu hiệu bất thường. Trên thị trường đã xảy ra hiện tượng “sốt nóng” thép xây dựng. Một doanh nghiệp xây dựng cho hay: Theo các đơn hàng thực tế của doanh nghiệp, từ ngày 4- 22/3, giá thép xây dựng tăng tới 27%, rất vô lý.

 

Ngày 21/3, ngày cuối cùng trước khi quyết định áp thuế tự vệ có hiệu lực, giá thép bán lẻ trên thị trường tiếp tục tăng thêm 500.000- 800.000 đồng/tấn so với 2 ngày trước, thép cuộn tăng lên 12,8- 13,2 triệu đồng/tấn, thép cây 11,9- 12,35 triệu đồng/tấn (tùy loại)...

 

Theo điều tra của một tờ báo, giá thép giao tại nhà máy (chưa có VAT) của một số doanh nghiệp sản xuất thép lớn dao động quanh mức 9,4- 9,65 triệu đồng/tấn thép cuộn, 9,4- 9,75 triệu đồng/tấn thép cây, tăng 700.000 - 800.000 đồng/tấn so với thời điểm trước khi Bộ Công Thương công bố quyết định áp thuế tự vệ đối với thép (ngày 7/3). Và, giá thép chưa thể dừng lại ở đó.

 

Rất tự nhiên, một câu hỏi nảy sinh: Sự bất thường đó do cầu lớn hơn cung chăng? Câu trả lời rất nhanh: Không đúng, bởi năng lực sản xuất thép trong nước đang vượt rất xa nhu cầu.

 

Có một số doanh nghiệp thép chia sẻ: Hiện các công ty thép Việt Nam nhập khẩu gần như 100% nguyên liệu. Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng nên giá thép trong nước phải tăng theo. Có lẽ, sự giải thích đó chưa thỏa đáng. Rất dễ hiểu, việc một số doanh nghiệp tăng giá bán thép với lý do giá nguyên liệu tăng chỉ có thể chấp nhận được nếu nguyên liệu đó nhập vào Việt Nam từ tháng 4/2016 trở đi. Vì sao giá thép tăng ào ạt trước “giờ G” hàng tháng trời?

 

Vậy chỉ còn một giải thích: Phải chăng các doanh nghiệp thép dựa vào “điểm tựa” thuế tự vệ để tăng giá bán cao vô lý, đồng thời các đại lý thép cũng “té nước theo mưa”, đâu cơ, nâng giá ào ào để trục lợi, làm rối loạn thị trường?

 

Một cuộc khảo sát về tổng lượng thép trong nước thừa hay thiếu, cung cầu có mất cân đối, sẽ là câu trả lời xác đáng.

 

Theo Báo Công Thương điện tử


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang