Thứ Sáu, 29/03/2024 20:44:33 GMT+7

Tin đăng lúc 24-02-2023

Lượt xem: 915

Biến bã cà phê thành năng lượng- Kinh nghiệm từ Nestlé

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến cà phê, nhờ áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, mỗi năm, Công ty Nestlé Việt Nam có thể giảm gần 13.000 tấn CO2 phát thải trong quá trình đốt lò hơi. Toàn bộ bã cà phê, cát thải đều được tuần hoàn, tái sử dụng. Riêng việc sử dụng viên năng lượng sinh khối giúp doanh nghiệp tiết kiệm 40 - 50 tỷ đồng/năm chi phí năng lượng lò hơi.
Biến bã cà phê thành năng lượng- Kinh nghiệm từ Nestlé
Cát thải tạo ra trong quá trình vận hành lò hơi được Nestlé sử dụng làm gạch không nung

Bên cạnh đó, nước thải màu trong quá trình sản xuất cà phê được lọc, làm sạch, tái sử dụng cho lò hơi, tiết kiệm hơn 112.000 m33 nước/năm, tái sử dụng 65% lượng nước tái chế, tiết kiệm 30% lượng nước và 40% năng lượng…

 

Ông Khuất Quang Hưng - Giám đốc đối ngoại Công ty Nestlé Việt Nam - chia sẻ, giá trị của kinh tế tuần hoàn nằm ở việc tạo giá trị tác động tích cực cho cộng đồng. Mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ trong chuỗi sản xuất mà còn được áp dụng xuyên suốt trong cả chuỗi cung ứng, từ khâu trồng trọt, sản xuất đến người tiêu dùng.

 

Những hạt cà phê thu mua của nông dân khi đến nhà máy sẽ được chế biến. Bã cà phê sau chế biến được sử dụng làm viên năng lượng sinh khối, thay thế hơn 74% nguồn năng lượng cho vận hành lò hơi.

 

 

Cùng với đó, cát thải tạo ra trong quá trình vận hành lò hơi được sử dụng làm viên gạch không nung; bùn thải cà phê được dùng làm phân vi sinh. Gạch không nung này được sử dụng cho công trình thương mại và dân dụng.

 

Phát triển xanh, bền vững là điểm bắt đầu và chặng đường còn dài. Mục tiêu, cam kết của Nestlé trên thế giới cũng như ở Việt Nam là hướng tới nền kinh tế tái sinh, tiến từ phát triển bền vững đến phục hồi, tái sinh, tái tạo lại hệ sinh thái tự nhiên.

 

Không dừng ở đó, việc giảm được 700 tấn nhựa/ năm sẽ được quy đổi ra giá trị cắt giảm phát thải carbon. Với những cơ chế chính sách về thị trường carbon hiện nay, đó sẽ là tiền, giá trị lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp từ hoạt động đầu tư cho kinh tế tuần hoàn. “Điều này sẽ mang lại giá trị to lớn kinh tế - môi trường và xã hội cho doanh nghiệp, khi mà thị trường giao dịch tín chỉ carbon của Việt Nam sẽ hình thành và đi vào vận hành đầy đủ năm 2028” - ông Hưng chia sẻ.

 

Chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ mang lại những giá trị lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, cho xã hội và môi trường. Do vậy, đây là bài toán đầu tư phát triển của doanh nghiệp chứ không nên coi là chi phí tốn kém.

 

Theo các chuyên gia, để triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn thành công, rất cần sự quyết tâm hành động của các đơn vị, doanh nghiệp thông qua đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị.

 

Cụ thể, theo tính toán của Nestlé, chi phí ống hút giấy so với nhựa đắt gấp 3 lần, trong khi giá bán không đổi. Tuy nhiên, để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, từ đầu năm 2020, tất cả các sản phẩm sữa uống liền của Nestlé Việt Nam đã tiên phong sử dụng ống hút giấy bảo vệ môi trường, giảm thiểu hàng triệu ống hút nhựa đưa ra môi trường.

 

Theo ước tính mỗi năm Nestlé đã giảm gần 700 tấn nhựa thải ra môi trường. Nếu doanh nghiệp không có quyết tâm, cam kết và tầm nhìn dài hạn cho phát triền bền vững thì khó có thể thực hiện được.

 

Nestlé Việt Nam đang thực hiện chuỗi các hành động cụ thể để hiện thực hóa cam kết đến năm 2025, sẽ sử dụng 100% bao bì có thể tái chế hoặc tái sử dụng được, với tầm nhìn vì một tương lai không rác thải, tập trung vào 3 lĩnh vực: Phát triển bao bì bền vững, định hình tương lai không rác thải, nâng cao nhận thức và hành vi tiêu dùng mới.

 

 

Theo Congthuong


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang