Thứ Bẩy, 20/04/2024 06:40:30 GMT+7

Tin đăng lúc 09-09-2020

Lượt xem: 1620

Bình Dương: Tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy ngành CNHT phát triển

Thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) phát triển. Tuy nhiên, nhiều DN đã gặp khó trong sản xuất vì thiếu, giảm nguồn cung cho công nghiệp hỗ trợ (CNHT) do xảy ra dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, các DN cung ứng trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Việc này đòi hỏi các Bộ, ngành, địa phương cần có chiến lược phát triển nguyên phụ liệu, đồng thời, có cơ chế chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu và CNHT.
Bình Dương: Tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy ngành CNHT phát triển
Hoạt động sản xuất của Công ty RK Resources, KCN Bàu Bàng

Hiện nay, Bình Dương có 48 khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 10.000ha và là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tám tháng đầu năm 2020, Bình Dương có tên trong top 3 tỉnh, thành có số vốn đầu tư FDI lớn nhất cả nước, chỉ sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

 

Theo ông Nguyễn Quang Vũ, Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách tỉnh Bình Dương cho biết: Nguồn cung nguyên, phụ liệu trong nước vẫn là tiêu chí quan trọng mà các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu hướng đến, song hiện tỷ lệ đáp ứng vẫn thấp, trong khi đó, những sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao thì doanh nghiệp đều phải nhập từ nước ngoài mới đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng, nhất là các thương hiệu lớn.

 

Cho dù, ngành CNHT của tỉnh đã thực sự cố gắng, thì nguồn cung từ các DN trong nước chỉ đáp ứng được từ 40 - 45% cho ngành Dệt may, Da giày; 10 - 20% cho sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ; 15% cho điện tử, tin học, viễn thông; 5% cho điện tử chuyên dụng và công nghệ cao...

 

Ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết: Từ đầu năm 2020 đến nay, dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng tỉnh vẫn thu hút được các dự án phù hợp với định hướng trong quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng, như công nghiệp chế biến, chế tạo... Bên cạnh đó, DN FDI vẫn đang là thành phần quan trọng góp phần giúp tỉnh hội nhập sâu vào đời sống kinh tế quốc tế. Ông cho rằng, Bình Dương trong thu hút các dự án mới vào các KCN vẫn là đầu tư phải có chọn lọc, ưu tiên thu hút các dự án đầu tư của các đối tác có tiềm lực mạnh, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới; ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường… Trong đó, tập trung thu hút vào các KCN, cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Đặc biệt, chú trọng đối với ngành CNHT, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.

 

 

Dây chuyền sản xuất của Công ty Kolon Industries, KCN Bàu Bàng

 

Về phía Sở Công Thương, cần triển khai Đề án phát triển ngành CNHT nhằm tham mưu cho UBND tỉnh hoàn chỉnh, bổ sung cơ sở pháp lý, chương trình kích cầu đầu tư lĩnh vực CNHT tại địa phương. Trong đó, trọng tâm xây dựng chương trình phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025; xây dựng quy chế quản lý thực hiện chương trình phát triển CNHT; thực hiện các chương trình đào tạo, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp CNHT và đánh giá tỷ lệ nội địa hóa của 4 ngành công nghiệp trọng yếu.

 

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương cũng rốt ráo triển khai để sớm hoàn chỉnh quy hoạch vùng nguyên, phụ liệu và vùng CNHT, đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nhằm thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, tỉnh cũng đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 phát triển 01 cụm CNHT diện tích 75ha; giai đoạn 2021-2025 đầu tư phát triển 03 cụm CNHT, trong đó có 01 cụm CNHT chuyên ngành cơ khí.

 

Hiện Bình Dương đã thu hút được hơn 2.300 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực CNHT. Trong đó, một số dự án CNHT từ các tập đoàn lớn trên thế giới được triển khai tại địa phương, điển hình, là dự án nhà máy sản xuất bố lốp, túi khí ô tô với vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD của Tập đoàn KOLON; dự án của Công ty cổ phần Tetra Park Bình Dương (Singapore) chuyên sản xuất bao bì đóng gói vô trùng từ giấy, nhựa và nhôm để đóng gói thực phẩm…

 

DC


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang