Thứ Tư, 24/04/2024 13:35:01 GMT+7

Tin đăng lúc 31-03-2021

Lượt xem: 897

Cần kiểm soát các hình thức bán hàng online, qua các nền tảng sàn thương mại điện tử

Trong thời gian qua, tình trạng buôn bán hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang diễn ra tại nhiều địa phương hết sức phức tạp. Đặc biệt, tại các thành phố lớn, các đối tượng lợi dụng tình hình dịch Covid-19 bùng phát, cũng như các hình thức bán hàng online, trên các trang mạng xã hội để làm công cụ cho hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật của mình.
Cần kiểm soát các hình thức bán hàng online, qua các nền tảng sàn thương mại điện tử
Lực lượng QLTT kiểm đếm hàng hoá vi phạm

Theo BCĐ 389 tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng nhái ngày một tinh vi liều lĩnh với số lượng lớn hàng hóa vi phạm. Các đối tượng và một số doanh nghiệp cơ hội, vì lợi ích trước mắt đã câu kết, tính toán lợi dụng những kẽ hở trong quản lý nhà nước và tình hình dịch Covid-19 để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ nhằm thu lời bất chính, hình thức kinh doanh qua mạng xã hội Facebook, Zalo; qua nền tảng thương mại điện tử Lazada, Shopee… đã gây không ít những phiền phức và sức khỏe cho người tiêu dùng.

 

Qua đó, BCĐ 389 quốc gia chỉ đạo: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, các bộ, ngành thường xuyên rà soát, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản qui phạm pháp luật  không còn phù hợp liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đặc biệt là sửa đổi, bổ sung các quy định còn sơ hở của cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành để hỗ trợ lực lượng chức năng nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian tới.

 

Qua trao đổi, ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng cục QLTT cho biết: Thực hiện chỉ đạo của BCĐ 389 quốc gia; Sau khi tình hình dịch bệnh trên cả nước được kiểm soát, mọi hoạt động của người dân và doanh nghiệp được giao thương, các lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra, kiểm soát thị trường; Nắm bắt thông tin từ quần chúng, theo dõi cùng phối hợp với các lực lượng chức năng nhằm triệt phá các đường dây, của hàng, kho bãi chuyên tàng trữ, buôn bán, tiêu thụ hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng lậu. Trong tháng 3, lực lượng chức năng đã kiểm tra, bắt giữ nhiều vụ buôn bán lớn.

 

Điển hình các vụ như: Ngày 19/3/2021, Đoàn kiểm tra do ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội QLTT số 1 chủ trì đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh tại địa chỉ ngõ 56 đường Cầu Vồng, phường Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội do ông Trần Đức Trường làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở kinh doanh của ông Trường đang chứa trữ gần 50.000 sản phẩm dầu gội đầu, sáp vuốt tóc, keo xịt tóc, dưỡng tóc các loại giành cho nam giới và tem nhãn dời (trong đó một số đã được dán nhãn và một số chưa dán nhãn). Làm việc với Đoàn kiểm tra, ông Trường khai nhận toàn bộ số hàng hóa tại hiện trường được ông mua trôi nổi thông qua mạng xã hội facebook. Tất cả số hàng hóa đều không có tem, nhãn. Sau khi nhận hàng, cơ sở tiến hành dán tem và bán ra ngoài thị trường.

 

 

Lực lượng chức năng bắt giữ lô hàng nhái nhãn hiệu Hermès

 

Trươc đó ngày 17/3/202, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ kho hàng tàng trữ hàng chục nghìn các sản phẩm hàng nhái nhãn hiệu Hermès (một hãng thời trang xa xỉ có trụ sở ở Paris, Pháp) không có bất cứ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của hàng hóa được xuất trình tại thời điểm lực lượng chức năng ập đến kiểm tra. Theo ước tính, có tới 20.000 – 30.000 sản phẩm vi phạm được tàng trữ tại đây. Chủ yếu là túi xách nhái nhãn hiệu Hermès, LV, Chanel. Lực lượng chức năng phải dùng tới 10 xe 3,5 tấn mới có thể di chuyển hết số hàng hóa vi phạm tại kho hàng này. Lô hàng vi phạm ước trị giá khoảng 6 tỷ đồng.

 

Tiếp đến ngày 25/3/2021, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Tổ 368 và Đội QLTT số 15 Cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra đột xuất kho hàng tại địa chỉ: (số 2, DV04 Tây Nam Linh Đàm, phố Bằng Liệt, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội), do Trần Mĩ Sĩ (sinh năm 1996, thường trú tại Nhân Thịnh, Lý Nhân, Hà Nam) làm chủ, đã phát hiện Hàng vạn sản phẩm thời trang có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng như LV, Gucci, Nike, Burberry. Tại thời điểm kiểm tra, chủ kho hàng không xuất trình hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Tại thời điểm kiểm tra, một lượng lớn hàng hóa đã được đóng gói, dán mã vận đơn chuẩn bị giao cho đơn vị vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

 

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Kỳ Minh, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục – Tổ trưởng Tổ công tác 368 – Tổng cục QLTT cho biết, phải rất vất vả để trinh sát và bắt giữ kho hàng này, bởi, đối tượng vi phạm chủ yếu sử dụng mạng xã hội để chào bán và dịch vụ chuyển phát để vận chuyển hàng hóa. Hàng chục tài khoản với các tên gọi khác khau được thay nhau sử dụng để né tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng và đơn vị vận chuyển khi bị tố cáo và chặn tài khoản vi phạm.

 

Qua tìm hiểu của phóng viên trên địa bàn TP. Hà Nội, tính đến thời điểm hiện tại, tình hình cung cầu hàng hóa các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên thị trường thành phố vẫn giữ ổn định, giá cả các mặt hàng thiết yếu không có biến động lớn. Theo báo cáo của lực lượng QLTT nhìn chung các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành tốt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ dân sinh tương đối đầy đủ đáp ứng nhu cầu thi trường và người tiêu dùng.

 

QV

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang