Thứ Năm, 28/03/2024 17:58:31 GMT+7

Tin đăng lúc 20-10-2020

Lượt xem: 1059

Cảnh giác với các trang mạng điện tử giao bán các sản phẩm nhái các thương hiệu

Hiện nay, trên các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) đang giao bán tràn lan các loại máy chơi game, điều đáng nói là: Các sản phẩm máy chơi game trên sàn điện tử đa phần là hàng nhái các hãng do Trung Quốc sản xuất.
Cảnh giác với các trang mạng điện tử giao bán các sản phẩm nhái các thương hiệu
Máy chơi game nhái được bán tràn lan trên mạng

Qua tìm kiếm trên các trang Lazada hay Tiki hay cửa hàng online rao bán với nhiều mẫu mã, chủng loại như: Máy GameStation, được quảng cáo có kết nối HDMI, chơi được 600 trò NES của Nintendo với giá bán chỉ khoảng 500.000đ; hầu hết các loại máy này đều có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng kiểu dáng, thậm chí là cả nhãn hiệu đều nhái từ các thương hiệu từ Nhật Bản. 

 

Hiện nay, Các loại máy NES, SNES, Genesis là những thiết bị giải trí phổ biến ở các cửa hàng điện tử, chủ yếu được sản xuất tại Nhật Bản nhưng nhập từ Trung Quốc, các máy chơi game chính hãng đều được bảo vệ bản quyền, chống chơi game lậu. Vì thế, chỉ các máy đã được hack (mod chip) từ Trung Quốc có thể sử dụng để chơi game không bản quyền, những máy chơi game này vẫn có nhãn mác xuất xứ chính hãng, chỉ khác ở cấu trúc và linh kiện bên trong đã bị thay đổi.

 

Theo anh Xuân Trường, ở Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: Vừa qua, anh mua máy chơi game Genesis qua một trang mạng xã hội, anh được quảng cáo giới thiệu hàng chính hãng, giá rẻ giao hàng tận nơi và kiểm tra trước khi thanh toán, khi nhận hàng lắp pin kiểm tra sử dụng anh thấy máy hoạt động bình thường, qua sử dụng một thời gian thì máy xảy ra lỗi, phím bị kẹt, màn hình nhấp nháy… qua tìm hiểu kỹ, anh phát hiện mình mua phải hàng nhái.

 

Không chỉ máy chơi game, theo tài khoản Sơn Nguyễn, quản trị viên nhóm Facebook cộng đồng thiết bị nhà thông minh lớn tại Việt Nam phản ánh: Giá bán loa thông minh Google Home Mini trên thị trường là 900.000 đồng nhưng được rao bán trên Shopee chỉ để giá bằng 1/3 thị trường. Tuy nhiên, khi người dùng trả tiền và nhận gói hàng được gửi từ Shopee thì bên trong chỉ là loa Trung Quốc.

 

Tuy nhiên, các mẫu máy Trung Quốc nói trên khó lòng bán được ở các nước như: Mỹ, Nhật… do sự bảo vệ nghiêm ngặt về luật bản quyền và sở hữu trí tuệ. Ngay cả các trang TMĐT xuyên biên giới như: Ebay, Amazon… cũng không dám kinh doanh mặt hàng này.

 

Trao đổi với phóng viên, ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội cho biết: Cần phải hoàn thiện sớm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch điện tử, trong đó, chú trọng tăng nặng hình thức xử phạt vi phạm hành chính nhằm răn đe các đơn vị và cá nhân kinh doanh bất hợp pháp, vì mức độ xử phạt quá thấp so với lợi nhuận thu được. Đặc biệt, cần làm rõ việc ràng buộc trách nhiệm của các sàn TMĐT với hàng hóa bày bán, qua đó ngăn chặn tình trạng lợi dụng sàn giao dịch TMĐT để bán hàng giả, hàng lậu…

 

Khuyến khích người tiêu dùng tẩy chay hàng hóa nhập lậu, trốn thuế; đồng hành cùng các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời những hàng hóa trên, nhằm đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lừa đảo người tiêu dùng.

 

Công Du


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang