Thứ Năm, 28/03/2024 20:23:29 GMT+7

Tin đăng lúc 07-03-2016

Lượt xem: 3078

Cạnh tranh với thép ngoại: Quyết liệt và minh bạch

Hai tháng đầu năm 2016, ngành thép trong nước vẫn lao đao trước sự cạnh tranh ồ ạt của thép ngoại, trực tiếp là các sản phẩm thép, phôi thép từ Trung Quốc. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã cảnh báo: Các nhà máy sản xuất phôi thép trong nước sẽ không chỉ tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa.
Cạnh tranh với thép ngoại: Quyết liệt và minh bạch
Ảnh minh họa

Tình trạng thép và phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc lấn lướt thép, phôi thép nội đã diễn ra từ vài năm nay, ngày càng gay gắt hơn. Số liệu Hải quan cho thấy, lượng sắt thép nhập khẩu trong năm 2015 tới 15,7 triệu tấn, trong đó, riêng sắt thép Trung Quốc lên tới 9,6 triệu tấn, tăng 54% so với năm 2014 và chiếm tới 61,3% tổng lượng nhập khẩu sắt thép của cả nước. VSA dẫn chứng thêm: Lượng sắt thép nhập khẩu tháng 1/2016 là 1,7 triệu tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó nhập khẩu phôi thép tăng tới 231%.

 

Đặc biệt, giá phôi thép Trung Quốc nhập khẩu trong tháng 1/2016 chỉ còn 269 USD/tấn, giảm 67% so với cùng kỳ năm trước, trong khi phôi nội có giá tới 7,4- 7,6 triệu đồng/tấn đã tác động rất mạnh tới thị trường và các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.

 

VSA đã phải gửi công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình trạng này. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước hiện chỉ hoạt động với 50% công suất; sản lượng năm 2015 giảm 4% so với năm 2014 và tháng 1/2016 giảm tới 67% so với cùng kỳ năm 2015. “Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, với tốc độ này, lượng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam sẽ lên tới 4- 5 triệu tấn trong năm 2016...

 

Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thép của Trung Quốc đang được nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ nhận định là hành vi bán phá giá. Tháng 12/2015, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định đánh thuế tới 256% với thép không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp trong nước như Tập đoàn Hoa Sen, Tôn Phương Nam, Thép Nam Kim... đã liên kết để kiện chống bán phá giá.

 

Tuy nhiên, để có thể giải quyết được tận gốc của vấn đề, các cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý nhập khẩu sắt thép; quyết liệt áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Một trong những giải pháp quan trọng là sớm ban hành tiêu chuẩn về phôi thép, xây dựng các hàng rào kỹ thuật ngăn chặn phôi thép hợp kim chứa nguyên tố Crom (từ 0,3% trở lên- mã HS 7224.90.00) để hưởng thuế suất 0%, thay vì chịu thuế suất 9% như thép xây dựng thông thường (mã HS 7207.11.00).

 

Quyết liệt và minh bạch, đó chính là yếu tố quan trọng giúp thép nội “so găng” được với thép ngoại trong cạnh tranh.  

 

Nguồn: Báo Công Thương điên tử


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang