Thứ Năm, 25/04/2024 16:42:49 GMT+7

Tin đăng lúc 08-10-2017

Lượt xem: 6279

Cục Quản lý chất lượng: Công bố một số kết quả thử nghiệm thực phẩm “nghi chứa” chất bảo quản độc hại

Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm mỳ trứng và mì gạo, mới đây, Cục Quản lý Chất lượng hàng hóa đã thực hiện công tác thử nghiệm, kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm trên.
Cục Quản lý chất lượng: Công bố một số kết quả thử nghiệm thực phẩm “nghi chứa” chất bảo quản độc hại
Ảnh minh họa

Theo đó, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa đã lấy 01 sản phẩm mì trứng của cơ sở sản xuất mì T.T có địa chỉ số 28 Phố Nghĩa Dũng (Ba Đình, Hà Nội), cùng 01 sản phẩm mỳ gạo chũ của cơ sở sản xuất U.T có địa chỉ tại thôn Thủ Dương, xã Nam Dương (Lục Ngạn, Bắc Giang) đều được bày bán ở chợ Ngô Sĩ Liên (Đống Đa, Hà Nội). Sau đó, hai mẫu kể trên được đưa vào phòng phân tích của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 1 để thử nghiệm theo quy trình. Bước đầu phân tích cho thấy, mỳ trứng và mỳ gạo chũ đều chứa hàm lượng natribenzoat và hàm lượng chì (Pb).

 

Tại đây, khi thí nghiệm trên chó với phần hóa học Natri benzoat (E211) có hàm lượng dưới 1g/kg sẽcó kết quả không ảnh hưởng. Thế nhưng, khi cho chó dùng quá liều lượng thì bắt đầu các biểu hiện co giật, một vài trường hợp có thể chết. Đối với thí nghiệm trên chuột cũng cho kết quả tương tự. Một số con còn bị rối loạn tổng hợp chất protein.

 

Còn đối với con người, chất Natri Benzoat nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em rất dễ bị ngộ độc. Như vậy, nếu người tiêu dùng sử dụng lâu dài sẽ gây ra các triệu chứng rối loạn tổng hợp protein, thiếu chất thơm trong máu, một nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh ung thư.

 

Đối với nguyên tố chì (Pb) được biết đến là một kim loại nặng, có độc tính cao với sức khỏe người bình thường, tuy nhiên, hàm lượng chì hấp thụ vào máu tùy theo độ tuổi và lượng thực phẩm có trong dạ dày. Đơn cử, ở trẻ em sẽ xuất hiện tình trạng hấp thụ nguyên tố chì vào máu nhiều hơn người lớn tới 4 - 5 lần.

 

 

Kết quả chi tiết thử nghiệm hai mẫu mỳ gói trên thị trường cho thấy hai sản phẩm đều an toàn.

 

Cụ thể, chì sẽ tác động lên hệ thống enzyme vận chuyển hiđro đã gây ra một số rối loạn cơ thể, chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Khi đó chì còn có thể đi vào máu trong quá trình mang thai và dẫn đến thai nhi bị phơi nhiễm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sau này.

 

Được biết, độc tố chì gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về sức khỏe, nhất là ở trẻ em. Theo thống kê của WHO cho thấy, khoảng 600.000 cháu bé chậm phát triển hàng năm là do nhiễm độc chì. Bởi vì chì gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Một số biểu hiện như nhận thức chậm, bỏ chơi, quấy khóc.

 

Còn đối người lớn thì sẽ mắc phải các triệu chứng như giảm trí nhớ, đau đầu, mất trí nhớ, mất ngủ, thiếu và viêm dây thần kinh thị giác. Không những thế, chì còn có thể gây tổn thương hệ thống sinh sản, giảm số lượng tinh trùng, tăng cao nguy cơ sảy thai. Nguy hiểm hơn là nguy cơ tử rất vong cao.

 

“Do đó, khi sử dụng 2 chất bảo quản trên vào ngành thực phẩm phải đúng liều lượng nhất định, bởi chúng đều là các hoá chất nên cơ thể chỉ có thể đào thải một phần và phần còn lại tích tụ lại tại các cơ quan hoặc các mô trong cơ thể”, một chuyên gia khuyến cáo.

 

Sau quá trình thử nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 1, Cục Quản lý chất lượng hàng hóa chính thức công bố và cho biết rằng các sản phẩm mỳ trứng, mỳ gạo chũ được lấy làm mẫu để kiểm nghiệm đều đạt trong ngưỡng cho phép an toàn.

 

Tuy nhiên, về phía đại diện Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa lại cho rằng, sản phẩm có thể đạt yêu cầu nhưng trước khi tới tay người tiêu dùng, người bán đã không bảo quản sản phẩm cẩn trọng, cơ sở sản xuất không chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm đã dẫn đến tình trạng người tiêu dùng bị ngộ độc thực phẩm. Vì thế, người tiêu dùng cần chú ý đến nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để đảm bảo an toàn sức khỏe.

 

Nguyễn Trọng


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang