Thứ Bẩy, 20/04/2024 10:07:17 GMT+7

Tin đăng lúc 24-07-2019

Lượt xem: 1374

Để hàng hóa nước ngoài không bị lợi dụng làm giả, làm nhái, buôn lậu sản phẩm tại thị trường trong nước

Với mong muốn vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng buôn lậu sản phẩm mang thương hiệu Uniqlo sẽ được kiểm soát tại thị trường Việt Nam nhân việc Tập đoàn Fast Retailing sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam trong năm 2019, ngày 23/7, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Trần Hữu Linh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Noriaki Koyama - Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Fast Retailing (Nhật Bản) – Liên doanh dự án Uniqlo Việt Nam.
Để hàng hóa nước ngoài không bị lợi dụng làm giả, làm nhái, buôn lậu sản phẩm tại thị trường trong nước
Toàn cảnh buổi làm việc

Làm việc với Tổng cục QLTT Việt Nam, ông Noriaki Koyama đã bày tỏ sự thiện chí và mong muốn không để xảy ra tình trạng các sản phẩm mang thương hiệu Uniqlo bị làm giả, làm nhái và buôn lậu tại thị trường Việt Nam. Theo đại diện doanh nghiệp Nhật Bản, qua khảo sát tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam, trong đó có Hà Nội, gần đây đã xuất hiện nhiều trường hợp làm giả, làm nhái sản phẩm thương hiệu Uniqlo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và uy tín của nhà sản xuất. Việc Tổng cục QLTT – Bộ Công Thương Việt Nam, cũng như các Cục QLTT địa phương trong thời gian qua đã vào cuộc rất quyết liệt để kiểm tra, bắt giữ, xử phạt nghiêm khắc các vụ việc buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, trong đó có nhãn hàng của Uniqlo đã tạo sự yên tâm, tin tưởng đối với các nhà đầu tư, các hãng sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

 

Ủng hộ quan điểm của đại diện Tập đoàn Fast Retailing (Nhật Bản), ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT khẳng định: “Thời gian qua, Tổng cục đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra các địa bàn, doanh nghiệp, trung tâm thương mại và thu giữ được một lượng lớn các sản phẩm giả thương hiệu của các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Những sản phẩm của Uniqlo tuy chưa chính thức xuất hiện tại thị trường Việt Nam, nhưng từ lâu được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Chính vì vậy, ông Linh đề nghị phía Uniqlo cần hướng dẫn, hỗ trợ lực lượng QLTT của Việt Nam, đồng thời cử đại diện pháp lý phối hợp để kiểm tra các dấu hiệu vi phạm, xâm phạm nhãn hiệu bước đầu của một sản phẩm để có thể tiến hành kiểm tra, xác minh chính xác vi phạm. Quan trọng nhất là sự phối hợp của doanh nghiệp với cơ quan thực thi sớm và thường xuyên”. 

 

 

Uniqlo là doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Nhật Bản

 

 

Áo gió 2 mặt UNIQLO

 

Được biết, Uniqlo là một thương hiệu thuộc Tập đoàn Fast Retailing, là doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Nhật Bản, có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản. Uniqlo là thương hiệu lớn nhất trong số sáu thương hiệu mà Tập đoàn Fast retailing đang quản lý. Các thương hiệu khác như: GU, J Brand, Theory, Comptoir des Cotonnniers và Princesse tam.tam. Đặc biệt, Fast retailing cũng là một trong những tập đoàn bán lẻ thời trang hàng đầu thế giới và dẫn đầu là thương hiệu Uniqlo. Tại Hà Nội và TP HCM, các cơ quan chức năng đã nhận định là hai địa bàn có tỷ lệ hàng hoá làm giả nhãn hiệu Uniqlo nhiều nhất. Trong đó, tần xuất quảng bá hàng hóa mua bán trên mạng đã và đang tiềm ẩn nhiều vi phạm, nhất là khi Uniqlo có mặt chính thức tại thị trường Việt Nam thì tỷ lệ hàng giả thương hiệu này rất có thể sẽ tăng lên.

 

Hiện Tổng cục QLTT Việt Nam đã có kế hoạch tổng kiểm tra trên toàn quốc, trong đó tập trung vào những điểm nóng, những địa bàn trọng điểm có lượng hàng giả, hàng nhái được tiêu thụ mạnh, đồng thời xác định mức độ vi phạm sản phẩm nhái thương hiệu Uniqlo để có các phương án xử lý phù hợp với quy định pháp luật của Việt Nam.

 

                                                                                  Bích Ngọc

 


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang