Thứ Sáu, 19/04/2024 14:42:51 GMT+7

Tin đăng lúc 19-05-2023

Lượt xem: 411

Đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi để phát triển cụm công nghiệp tại Thái Bình

Theo Sở Công Thương tỉnh Thái Bình, bên cạnh những thuận lợi, hiện nay, công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN) của tỉnh vẫn gặp một số khó khăn cần tháo gỡ để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.
Đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi để phát triển cụm công nghiệp tại Thái Bình
Ảnh minh họa

Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 mô hình chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN gồm: CCN do cấp huyện làm chủ đầu tư và quản lý (17 CCN); CCN do doanh nghiệp làm chủ đầu tư và quản lý (18CCN); CCN phần diện tích cũ do UBND huyện quản lý, phần mở rộng do doanh nghiệp làm chủ đầu tư và quản lý. Do vậy, trong quá trình triển khai, thực hiện công tác quản lý nhà nước về CCN gặp một số vướng mắc như: Những CCN do huyện quản lý và đầu tư hạ tầng ngân sách các cấp khó khăn việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, khu xử lý chất thải chưa đầu tư hoàn chỉnh; khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng; thủ tục đầu tư giữa Luật đầu tư và Nghị định 68 không đồng nhất…

 

Những vướng mắc trên của Thái Bình mặc dù trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN đã được Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến và sửa đổi giải quyết một phần, tuy nhiên, một số nội dung cần làm rõ để thuận lợi hơn cho Thái Bình cũng như các địa phương khác triển khai thực hiện.

 

Cụ thể, Sở Công Thương Thái Bình đề xuất: Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển CCN nên quy định chi tiết hơn các dịch vụ cho sản xuất CN-TTCN để thuận lợi xác định tính chất ngành nghề khi thu hút đầu tư thứ cấp vào CCN; Khái niệm tỷ lệ lấp đầy CCN sửa thành tỷ lệ diện tích đất của CCN và diện tích đất dịch vụ cho sản xuất CN-TTCN; Cân nhắc tỷ lệ lấp đầy trên địa bàn huyện phải đạt 50% mới đủ điều kiện thành lập và mở rộng CCN; Trường hợp có 2 nhà đầu tư bằng điểm, đề xuất chọn 2 điểm ưu tiên là năng lực kinh nghiệm và kế hoạch tài chính, nhà đầu tư nào có điểm cao hơn thì được chọn; Chính phủ uỷ quyền cho UBND tỉnh quyết định việc chuyển đổi mục địch sử dụng đất; Chính phủ hỗ trợ kinh phí hoàn thiện các hạng mục hạ tầng chưa hoàn thiện tại một số CCN do huyện quản lý và bổ sung chỉ tiêu đất cho phát triển CCN.

 

Việc tháo gỡ những vướng mắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc quản lý và phát triển CCN, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất, kinh doanh trong CCN, từ đó, tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần đầy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

 

Công Chuyền


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang