Thứ Sáu, 19/04/2024 19:15:22 GMT+7

Tin đăng lúc 07-09-2017

Lượt xem: 2058

Dệt may vượt khó, tiếp tục tăng trưởng

Từ đầu năm đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được 19,8 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 66% kế hoạch xuất khẩu cả năm.
Dệt may vượt khó, tiếp tục tăng trưởng
Từ đầu năm đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được 19,8 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá, đây là nỗ lực rất lớn của các DN dệt may trong bối cảnh phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất có thể kể đến là sự đổ vỡ của TPP đã ảnh hưởng tới dòng đầu tư vào lĩnh vực kéo sợi, dệt nhuộm, hàng loạt dự án đã bị dừng lại thời gian qua. Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU cũng chưa được 27 nước thành viên EU thông qua. Thêm vào đó, giá sản phẩm dệt may của Việt Nam hiện phải chịu chi phí đầu vào cao hơn một số nước trong khu vực, bao gồm chính sách tiền lương, BHXH, BHYT. Trong đó, BHXH và BHYT cao hơn các nước trong khu vực 2,5 lần. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách chống bán phá giá sợi màu, sợi polyester của một số nước.

 

Trong bối cảnh khó khăn đó, các nhà máy dệt sợi, nhuộm, may của Việt Nam đều đã áp dụng các mô hình quản lý hiện đại. Qua đó giúp ngành dệt may Việt Nam tăng năng suất lao động lên mức tương đối cao so với các nước. Hiện sản phẩm dệt may của Việt Nam đã có thể cạnh tranh được về giá, thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm với các nước. Do đó, trong chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2017 - 2025, ông Giang khẳng định xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ đạt khoảng 100 - 110 tỷ USD vào năm 2025.

 

Đặc biệt, ông Giang chia sẻ, hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đã tăng lên rất nhiều. Cụ thể, trước đây, DN Việt Nam chủ yếu làm gia công dựa trên cơ sở khách hàng đưa mẫu đến để DN Việt Nam tính toán định mức, giá thành sau đó chào ngược trở lại. Nhưng hiện nay phương thức gia công không còn nhiều nữa, thay vào đó hình thức FOB và ODM ngày càng tăng. Bây giờ khách hàng không còn chuyển mẫu cho DN Việt Nam như trước đây mà thay vào đó là thực hiện theo 3 phương thức: Thứ nhất là DN nước ngoài đưa ý tưởng, bản vẽ trên mail, từ đó DN Việt Nam tính toán thiết kế lên mẫu, tính toán giá thành và chào bán ngược lại. Thứ hai là DN Việt Nam thiết kế 100% rồi chào bán cho khách hàng. Thứ ba là đấu giá trên mạng. Theo đó, khoảng 1 giờ sáng các DN Việt Nam sẽ tiến hàng đấu giá trên mạng để có hợp đồng sản phẩm may mặc “Khách hàng hiện nay họ không muốn bỏ tiền, bỏ người ra làm thiết kế nữa mà tất cả đều phải do ta tự làm rồi chào cho họ” – ông Giang cho hay.

 

Nguồn Thời báo kinh doanh


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang