Thứ Năm, 28/03/2024 18:59:01 GMT+7

Tin đăng lúc 27-11-2014

Lượt xem: 8433

Điểm báo của Bộ Công Thương

Phòng Báo chí - Văn phòng Bộ Công Thương vừa tổng hợp nội dung viết về hoạt động của ngành Công Thương đăng tải trên các báo trung ương và địa phương trong thời gian qua.
Điểm báo của Bộ Công Thương

 

A. TIN KINH TẾ CHUNG NỔI BẬT.. 2

1. Không hoãn thông quan vì thiếu thông tin nộp thuế. 2

2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay lãi suất 4,0%/năm.. 3

3. Giao dịch trực tuyến tại Việt Nam tăng 50%.. 3

4. Italy sẽ giúp Việt Nam đào tạo nhân lực lĩnh vực công nghệ cao. 4

5. Italy hỗ trợ tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. 4

6. Ngày 5/12 diễn ra Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam 2014. 5

7. Cần tiến đến cơ chế đàm phán về lương. 6

8. Cấp giấy chứng nhận đầu tư FDI qua mạng từ 2015. 6

9. Miễn thuế cho Quỹ bảo lãnh tín dụng và đầu tư ASEAN+3. 7

10. Hà Nội, TPHCM: Thu ngân sách Nhà nước đạt trên 255 nghìn tỷ đồng. 8

11. Chỉ còn 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. 9

12. Tập trung chống gian lận thuế Tết Ất Mùi 10

13. Xóa nợ thuế cho 3 doanh nghiệp nhà nước đã giải thể. 10

14. Quản lý chặt vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài 10

15. Giảm thời gian nộp thuế: "Khó đạt nếu cán bộ thuế thiếu ý thức". 11

16. Phận lớn của doanh nghiệp siêu nhỏ. 12

17. Nguy cơ bán tháo vốn đầu tư nhà nước. 13

18. Hai mặt của lạm phát thấp. 14

19. TPHCM: Hơn 1.000 tỷ đồng vốn ưu đãi cho 74 doanh nghiệp. 16

B. TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI. 16

I. DẦU KHÍ – SẢN PHẨM DẦU KHÍ. 16

1. PVN và Gazprom Neft lập liên doanh khai thác mỏ dầu Dolginsk. 16

2. Đến cuối tháng 10, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn hơn 1.487 tỷ đồng. 17

II. ĐIỆN LỰC.. 17

1. Hơn 1,8 tỷ USD xây dựng Nhà máy điện Duyên Hải 3 mở rộng. 17

2. HBRE và HTL hợp tác phát triển điện gió tại Việt Nam.. 18

3. Kiến nghị Thủ tướng thu hồi 14 dự án thủy điện tại Gia Lai 19

III. CÔNG NGHIỆP NHẸ.. 20

1. Ngành công nghiệp vi mạch Việt Nam: Kỳ vọng mới! 20

2. Doanh nghiệp Ý khai trương nhà máy rang xay cà phê tại Bình Dương. 21

3. Dần loại bỏ các nhà máy giấy lạc hậu quy mô dưới 10.000 tấn/năm.. 22

IV. CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG.. 23

1. Hà Nội: Sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng 4,6%.. 23

V. XUẤT NHẬP KHẨU.. 23

1. Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội xuất khẩu sang Hoa Kỳ. 23

2. Buôn bán song phương Việt Nam – Belarus còn khiêm tốn. 25

3. Không được nhập khẩu phương tiện thủy không rõ “tuổi”. 26

4. Trung Quốc tăng mua bột cá Việt Nam.. 26

5. USDA dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt 6,7 triệu tấn niên vụ 2014/15. 28

VI. THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC – QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG.. 28

1. Tiêu thụ xi măng tăng trở lại 28

2. Thép lá đối diện nguy cơ “tổng tấn công” từ hàng ngoại 29

3.  Doanh số ô tô năm 2014 sẽ cán mốc 150 nghìn xe/năm.. 30

4. TPHCM: Phát hiện lượng lớn hàng nhập lậu giấu trong phế liệu. 30

6. An Giang: Bắt giữ 4,5 tấn đường nghi nhập lậu. 31

7. Cao điểm chống gian lận thương mại 32

VII. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI. 32

1. Triển lãm sản phẩm Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam 2014. 32

VIII. HỘI NHẬP QUỐC TẾ.. 32

1. Ukraine xem xét mua than của Việt Nam và Úc. 32

2. Hai mặt hàng thực phẩm Việt bị cấm bán tại Úc. 33

IX. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC.. 34

1. Bổ sung danh mục máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được. 34

2. Ưu tiên đầu tư phát triển 58 công nghệ cao. 34

 

A. TIN KINH TẾ CHUNG NỔI BẬT

1. Không hoãn thông quan vì thiếu thông tin nộp thuế

(Thanh Niên 26/11, tr7, tác giả Ng.Nga)

 

Tổng cục Hải quan vừa có công văn gửi các cục hải quan địa phương nhằm chấn chỉnh tình trạng không cho doanh nghiệp thông quan hàng hóa vì chưa có thông tin nộp đủ thuế.

 

Tổng cục Hải quan cho rằng thông tin nộp thuế phải luôn được cập nhật trên hệ thống và truyền đến cơ quan hải quan 15 phút/lần. Sau thời gian này, nếu doanh nghiệp đã nộp thuế mà dữ liệu trên hệ thống chưa có thì mới yêu cầu trình bản sao chứng từ nộp thuế với xác nhận để thông quan cho doanh nghiệp.

 

Tại các buổi đối thoại gần đây với các cơ quan thuế và hải quan, nhiều doanh nghiệp phản ánh hải quan ở nhiều địa phương không đồng ý thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp khi không có đủ các giấy tờ như: Bản chính hoặc bản sao giấy nộp tiền vào kho bạc nhà nước, hoặc phải đợi tài khoản hải quan xác nhận được tiền thuế rồi các cơ quan hải quan này mới chịu thông quan. Về đầu trang

 

2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay lãi suất 4,0%/năm

(Diễn Đàn Doanh Nghiệp 25/11, mục Tài chính – ngân hàng, tác giả H.Minh)

 

Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank) đang dành mức ưu đãi lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) khi vay vốn với mức lãi suất ưu đãi, giảm tới 4,0%/năm so với lãi suất cho vay hiện hành.

 

Hỗ trợ cho vay trung, dài hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEFPIII) là chương trình cho vay được ABBank phối hợp với Ban Quản lý các Dự án tín dụng quốc tế – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhằm hỗ trợ nguồn vốn trung dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các SME để đầu tư mới hoặc mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 

Mức lãi suất ưu đãi giảm tới 4,0%/năm so với lãi suất cho vay hiện hành, và thời hạn cho vay tối đa lên tới 10 năm, ân hạn tối đa 2 năm.Về đầu trang

http://dddn.com.vn/tai-chinh-ngan-hang/doanh-nghiep-vua-va-nho-duoc-vay-lai-suat-40nam-20141125031813565.htm

 

3. Giao dịch trực tuyến tại Việt Nam tăng 50%

(Người Lao Động 26/11 ,tr8A, tác giả T.Trang)

 

Ngày 25/11, theo thống kê của công ty chuyên về công nghệ thanh toán Visa, thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, số lượng các giao dịch trực tuyến thông qua Visa tăng 52% so với năm trước. Số người Việt Nam mua hàng trực tuyến sử dụng thẻ ghi nợ Visa để giao dịch đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

 

“Mua sắm trực tuyến tiếp tục trở nên phổ biến hơn khi thương mại điện tử đã đóng góp 19% trong tổng giá trị thanh toán của chủ thẻ Việt Nam. Internet và điện thoại thông minh trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày của người Việt và người tiêu dùng đang có xu hướng dành thời gian và ngân sách nhiều hơn cho mua sắm trực tuyến”, ông Sean Preston - Giám đốc Visa, Khu vực Việt Nam, Campuchia và Lào - chia sẻ.

 

Cũng theo ông Sean Preston, sự tăng trưởng trong thanh toán điện tử giúp cải thiện các hoạt động kinh tế bằng cách cắt giảm chi phí giao dịch và tăng cường hiệu quả của quá trình luân chuyển hàng hóa, dịch vụ. Các đơn vị chấp nhận thẻ cũng có được lợi ích khi không phải dự trữ nhiều tiền mặt, loại bỏ gánh nặng và rủi ro liên quan đến quản lý tiền mặt.Về đầu trang

 

4. Italy sẽ giúp Việt Nam đào tạo nhân lực lĩnh vực công nghệ cao

(VietnamPlus.vn 25/11, mục Kinh tế, tác giả Đức Duy)

 

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, khóa họp lần thứ I, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam - Italy đã ký kết thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực như: Năng lượng, khai khoáng, sản xuất điện, dệt may, dày giép, công nghiệp hóa chất, nhựa, hạ tầng, nông nghiệp...

 

Đặc biệt thời gian tới phía Italy sẽ giúp Việt Nam đào tạo nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao.

 

Tại buổi họp báo sau buổi ký kết hợp tác sáng 25/11 tại Hà Nội, ông Khánh cho biết, để nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược theo định hướng của Chính phủ hai nước, tại khóa họp lần thứ I, Việt Nam và Italy đã đàm phán để đưa ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa các cam kết được ký kết.

 

Dự báo kim ngạch hai chiều giữa hai nước có thể đạt 5 tỉ USD vào năm 2016 và Italy hiện trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong số các nước châu Âu. Về đầu trang

http://www.vietnamplus.vn/italy-se-giup-viet-nam-dao-tao-nhan-luc-trong-linh-vuc-cong-nghe-cao/293019.vnp

 

5. Italy hỗ trợ tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(TTXVN 25/11, tác giả Quách Lắm)

 

Thông tin được đưa ra tại buổi làm việc giữa đại diện Đại sứ quán nước Cộng hòa Italy tại Việt Nam và Chủ tịch tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung ngày 25/11.

 

Cụ thể, ông Ricardo Mattei - Giám đốc Cơ quan hợp tác phát triển, Đại sứ quán Italy cho biết, Chính phủ Italy có kế hoạch sẽ tài trợ khoản vốn vay ưu đãi là 15 triệu euro để thực hiện hiện dự án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa các tỉnh phía Nam của Việt Nam.

 

Dự án "Tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa" sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế, phát triển cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương và thúc đẩy mối quan hệ đối tác với các cụm công nghiệp ở Italy...

 

Dự án sẽ triển khai trong một số lĩnh vực như đào tạo cấp cao cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thành lập các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển và hình thành các cụm công nghiệp.

 

Trong đó, dự án hỗ trợ kỹ thuật trong một số ngành nghề cụ thể mà Italy có thế mạnh về chuyên môn và chất lượng cao như: sản phẩm gỗ và nội thất; da giày, công nghiệp chế biến nông sản, cơ khí.

 

Ông Ricardo Mattei cho rằng, qua tham vấn Cơ quan Hợp tác nhận thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bình Dương rất phù hợp với mục tiêu dự án và mong muốn Ủy ban Nhân dân tỉnh là cơ quan đầu mối cho sáng kiến thành lập dự án và triển khai ở Bình Dương.

 

Ông Lê Thanh Cung Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh cho rằng dự án "Tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa" phù hợp với sự chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Bình Dương và sự mong muốn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về đổi mới công nghệ sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực và tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để ổn định sản xuất kinh doanh.

 

Nếu dự án được triển khai, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ cấu lại tổ chức sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường xuất khẩu. Về đầu trang

 

6. Ngày 5/12 diễn ra Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam 2014

(Thanh Tra 25/11, muc Kinh tế, tác giả Trần Quý)

 

Với chủ đề "Cải cách thể chế kinh tế, tăng cường khả năng tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam", Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam (VDPF) 2014 sẽ được tổ chức vào ngày 5/12 tại Hà Nội.

 

Các chủ đề thảo luận tại diễn đàn bao gồm: Cập nhật phát triển kinh tế, xã hội và một số định hướng chính trong thời gian tới; Cải cách thể chế kinh tế thị trường: Đổi mới cơ chế thị trường để nâng cao tính cạnh tranh; Phát triển khu vực tư nhân: Phát triển khu vực tư nhân để xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững và tự chủ.

 

VDPF là diễn đàn đối thoại chính sách cao cấp giữa Chính phủ Việt Nam và các Đối tác Phát triển (DPs) về những chính sách quan trọng mà các bên cùng quan tâm, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội một cách toàn diện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam.

 

Đoàn Đại biểu Việt Nam dự kiến sẽ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, cùng với đại diện cao cấp của nhiều bộ, ngành và cơ quan Chính phủ. Chủ tọa VDPF là ông Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Về đầu trang

http://thanhtra.com.vn/kinh-te/thi-truong/ngay-512-dien-ra-dien-dan-doi-tac-phat-trien-viet-nam-2014_t114c1067n82549

 

7. Cần tiến đến cơ chế đàm phán về lương

(Thanh Niên 26/11, tr6, tác giả Thu Hằng)

 

Tại hội thảo “Chính sách tiền lương trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập” do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 25/11, các chuyên gia khuyến cáo, cần có cơ chế xác định tiền lương nếu không VN khó có thể cạnh tranh khi hội nhập cộng đồng vào năm 2015.

 

Theo ông Malte Luebke, chuyên gia cao cấp về tiền lương của Văn phòng ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mức lương bình quân của VN ở mức 3,8 triệu đồng/tháng (181 USD), thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN, như: Philippines (206 USD), Thái Lan (357 USD), Malaysia (609 USD) và Singapore (3.547 USD). Đáng chú ý, VN chỉ cao hơn Lào (119 USD), Campuchia (121 USD) và Indonesia (174 USD).

 

Ông Luebke cho rằng sự khác biệt lớn về tiền lương giữa các quốc gia thành viên ASEAN phản ánh những khác biệt lớn trên nhiều phương diện, trong đó có năng suất lao động. Những quốc gia ứng dụng công nghệ mới, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện cải cách cơ cấu và nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động là những yếu tố tạo ra nền tảng cho hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp để chuyển đổi sang lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn, mức lương tốt hơn.

 

Ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, thừa nhận chính sách tiền lương đã có nhiều điều chỉnh để phần nào theo kịp những biến chuyển của thị trường. Nhưng việc thương lượng, thỏa thuận về tiền lương của người LĐ hạn chế dẫn đến tiền lương có xu hướng bị ép.

 

Chuyên gia ILO John Ritchotte phân tích: “Khi nền kinh tế phát triển phức tạp, người LĐ và người sử dụng lao động phải bắt đầu đàm phán về tiền lương. Việt Nam đã đạt được những bước tiến về lương tối thiểu thông qua việc thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia, nhưng vấn đề thỏa thuận lương thông qua thương lượng tập thể gần như vẫn bằng 0. Giờ đã đến lúc Việt Nam phải đẩy mạnh đàm phán, không thể chờ đợi thêm nữa. Khi nền kinh tế phát triển, các thiết chế của quan hệ lao động có thể phát triển tương ứng”.Về đầu trang

8. Cấp giấy chứng nhận đầu tư FDI qua mạng từ 2015

(Tiền Phong 26/11, tr5, tác giả Lê Hữu Việt)

 

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ năm 2015, hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài sẽ được đưa vào vận hành nhằm hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài (FDI) nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận (đầu tư vào Việt Nam) qua Internet.

 

Đồng thời hệ thống này cũng hỗ trợ doanh nghiệp FDI thực hiện việc báo cáo qua mạng (qua đó tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo cơ chế thông thoáng).

 

Hệ thống cũng sẽ hỗ trợ cơ quan nhà nước quản lý hoạt động đầu tư FDI từ khâu tiếp nhận, xử lý hồ sơ, tới trả hồ sơ, tổng hợp báo cáo... Về đầu trang

 

9. Miễn thuế cho Quỹ bảo lãnh tín dụng và đầu tư ASEAN+3

(Thời Báo Tài Chính Việt Nam Online 25/11, mục Nhịp sống tài chính, tác giả Minh Đức)

 

Bộ Tài chính vừa có công văn số 16855 hướng dẫn thủ tục miễn thuế đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng và đầu tư ASEAN+3 (CGIF).

 

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có chỉ đạo tại công văn số 5088 về vấn đề miễn thuế của CGIF, áp dụng theo quy định tại Hiệp định thành lập CGIF và Hiệp định thành lập ADB, giao Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cụ thể.

 

Bộ Tài chính cho biết, các tài sản, bất động sản, thu nhập và các hoạt động, giao dịch của CGIF được miễn tất cả các loại thuế và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

 

Bộ Tài chính đề nghị các cục thuế, cục hải quan không yêu cầu CGIF đăng ký kê khai, nộp các loại thuế tại Việt Nam; không yêu cầu các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thực hiện giao dịch với CGIF khấu trừ thuế nhà thầu đối với các khoản thanh toán cho CGIF.

 

Còn đối với nghĩa vụ khấu trừ thuế, Bộ Tài chính khẳng định, CGIF được miễn các nghĩa vụ về thanh toán, khấu trừ hoặc thu bất kỳ loại thuế hay thuế quan nào phát sinh từ các khoản thanh toán của CGIF cho các tổ chức/cá nhân Việt Nam.

 

Do vậy, các cục thuế không yêu cầu CGIF kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhận được các khoản thanh toán từ CGIF. Các tổ chức, cá nhân Việt Nam không phải là nhân viên của CGIF nhận được các khoản thanh toán từ CGIF có nghĩa vụ tự kê khai, nộp thuế tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Tiền lương và tiền công mà CGIF trả cho các giám đốc, các cán bộ và nhân viên của CGIF, kể cả các chuyên gia đang thực hiện các nhiệm vụ của CGIF, không có quốc tịch Việt Nam, sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.

 

Giám đốc, cán bộ, nhân viên và chuyên gia của CGIF không có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam đối với khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công do CGIF chi trả.

 

Trường hợp các cá nhân được miễn thuế thu nhập cá nhân nêu trên có phát sinh các khoản thu nhập khác tại Việt Nam, thì có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

 

Đối với các nhân viên của CGIF là người có quốc tịch Việt Nam, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn riêng sau khi có ý kiến của Ngân hàng Nhà nước về việc này. Về đầu trang

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2014-11-25/mien-thue-cho-quy-bao-lanh-tin-dung-va-dau-tu-asean-3-15481.aspx

 

10. Hà Nội, TPHCM: Thu ngân sách Nhà nước đạt trên 255 nghìn tỷ đồng

(Báo Điện Tử Chính Phủ 25/11, mục Kinh tế, tác giả H.K)

 

Tính đến hết tháng 11, số thu ngân sách Nhà nước của Cục Thuế Hà Nội đạt 105.403 tỷ đồng và Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đạt 150.932 tỷ đồng.

 

Theo báo cáo của Cục Thuế Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 11 ước thực hiện là 8.260 tỷ đồng, lũy kế 11 tháng đạt 105.403 tỷ đồng, bằng 98,5% so với cùng kỳ năm 2013.

 

Trong đó, thu từ dầu thô ước thực hiện tháng 11 là 142 tỷ đồng, lũy kế 11 tháng ước thực hiện là 6.121 tỷ đồng, bằng 68,2% so với cùng kỳ năm 2013.

 

Về tình hình biến động doanh nghiệp trên địa bàn, lũy kế 10 tháng năm 2014 đã có 13.650 doanh nghiệp thành lập mới, nhưng đại đa số đang trong giai đoạn đầu tư, tìm kiếm thị trường, nên chưa phát sinh doanh thu, thuế nộp ngân sách. Bên cạnh đó, có 10.268 doanh nghiệp ngừng hoạt động làm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.

 

Theo báo cáo của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, ước thu ngân sách Nhà nước tháng 11/2014 đạt 9.255 tỷ đồng, lũy kế 11 tháng năm 2014 là 150.932 tỷ đồng, đạt 98,32% dự toán pháp lệnh.

 

Trong đó, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ước tháng 11/2014 là 4.965 tỷ đồng, lũy kế 11 tháng là 84.354 tỷ đồng, đạt 96,74% dự toán pháp lệnh, tăng 9,62% so với cùng kỳ năm 2013.

 

Theo Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, đa số các loại thuế đều tăng thu so với cùng kỳ năm 2013 (thuế thu nhập cá nhân tăng 1,86%; thu tiền sử dụng đất tăng 46,23%; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước tăng 15,63%; thu lệ phí trước bạ tăng 7,39%...).

 

Các loại thu giảm so với cùng kỳ là thuế sử dụng đất phi nông nghiệp giảm 1,78%; thu tiền bán nhà giảm 69,19%... Về đầu trang

http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Cuc-Thue-Ha-Noi-TPHCM-Thu-NSNN-dat-tren-255-nghin-ty-dong/214256.vgp

 

11. Chỉ còn 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

(Hải Quan Online 26/11, mục Thời sự, tác giả An Tư)

 

Sáng 26/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đầu tư (sửa đổi), trong đó quy định chỉ còn 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

 

Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và thống nhất với các bộ, ngành hữu quan thu hẹp từ 51 lĩnh vực, ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ xuống còn 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

 

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tất cả 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều này đều đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhưng được tổng hợp trong Luật Đầu tư để làm rõ hơn quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân.

 

6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh gồm: Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này; Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này; Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này; Kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

 

Liên quan đến danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo thống nhất với các bộ, ngành hữu quan tiến hành rà soát các ngành, nghề trong Danh mục.

 

Trên cơ sở rà soát cho thấy một số ngành, nghề trùng lắp nhau được gộp lại hoặc bổ sung, do vậy, số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Danh mục được thu hẹp xuống còn 267 ngành, nghề như quy định tại Phụ lục 4 của dự thảo Luật. Về đầu trang

http://www.baohaiquan.vn/pages/chi-con-6-nganh-nghe-cam-dau-tu-kinh-doanh.aspx

 

12. Tập trung chống gian lận thuế Tết Ất Mùi

(Đại Đoàn Kết 26/11, tr4, tác giả PV)

 

Tổng cục Thuế vừa có văn bản yêu cầu Cục thuế các tỉnh, thành phố gia tăng quản lý thuế, chống gian lận thương mại từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.

 

Theo đó, Tổng cục Thuế đưa ra 3 trọng điểm kiểm tra thuế: Quản lý thuế đối hoạt động hoàn thuế giá trị gia tăng với trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang các nước có chung biên giới, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như: Rượu, bia, thuốc lá có hoạt động nhập khẩu vào thị trường nội địa sau đó xuất khẩu ra nước người qua đường mòn, lối mở.Về đầu trang

 

13. Xóa nợ thuế cho 3 doanh nghiệp nhà nước đã giải thể

(Đại Đoàn Kết 26/11, tr4, tác giả H.Hương)

 

Thủ tướng vừa quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với 3 doanh nghiệp nhà nước đã giải thể.

 

Đó là Công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị giải thể theo Quyết định số 1191/2007 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số tiền hơn 317 tỷ đồng.; Công ty kinh doanh tổng hợp - đầu tư sản xuất - xuất nhập khẩu Hà Tĩnh bị giải thể theo Quyết định 797/1999 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, số tiền hơn 44 tỷ đồng; Công ty vật tư nông nghiệp Phú Yên bị giải thể theo Quyết định số 3130/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, số tiền hơn 15 tỷ đồng.Về đầu trang

 

14. Quản lý chặt vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài

(Hải Quan Online 25/11, mục Tài chính)

 

Ngày 26/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Trong dự thảo Luật trình Quốc hội lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đã quy định theo hướng kiểm soát chặt việc đầu tư vốn của doanh nghiệp ra nước ngoài vì hoạt động này có nhiều rủi ro.

 

Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý quy định tại một số điều như: Điều 29 về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp; Điều 42 về quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Điều 44 về quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ...  theo hướng làm rõ hơn trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp.

 

Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp, ngoài việc tuân thủ các quy định tại dự thảo Luật này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, về quản lý ngoại hối và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư sau khi Quốc hội, Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư.

 

Trong thực tế các doanh nghiệp hiện nay đã sử dụng vốn để đầu tư ra nước ngoài, nhưng chưa có quy định ràng buộc chặt chẽ nội dung này. Dự án Luật quy định, khi đầu tư vốn của doanh nghiệp ra nước ngoài phải đúng mục tiêu, có hiệu quả; việc sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước ngoài phù hợp với quy định của nước sở tại. Về đầu trang

http://www.baohaiquan.vn/pages/dung-tien-cua-dan-dau-tu-thi-phai-chat-che-hon.aspx

 

15. Giảm thời gian nộp thuế: "Khó đạt nếu cán bộ thuế thiếu ý thức"

(VietnamPlus.vn 25/11, mục Kinh tế, tác giả Xuân Dũng)

 

Doanh nghiệp vẫn đang phải bỏ nhiều thời gian để báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn sau khi cơ quan chức năng cắt giảm một loạt thủ tục hành chính thuế. Đặc biệt, nhiều từ ngữ trong hóa đơn không có nhiều sự khác biệt về nghĩa, rất dễ gây nhầm lẫn cũng là một trong những điều vướng cho doanh nghiệp khi hướng tới giảm thời gian nộp thuế.

 

Đây là những ví dụ được bà Hương Vũ - Phó Tổng Giám đốc phụ trách dịch vụ thuế và tư vấn Ernst & Young Việt Nam chỉ ra trong Hội thảo đối thoại thuế tổ chức sáng 25/11 tại Hà Nội.

 

Theo bà Hương Vũ, việc cắt giảm thủ tục hành chính thời gian gần đây mang tới nhiều tích cực cho doanh nghiệp nhưng thực tế vẫn còn nhiều yêu cầu không cần thiết, đặc biệt là về hóa đơn.

 

Một trong những nguyên nhân làm tốn thời gian báo cáo của doanh nghiệp đó là từ ngữ trong những mẫu hóa đơn rất khó phân biệt. Đơn cử như cột "bị hủy " và "bị xóa" trong hóa đơn hiện tại rất dễ gây nhầm lẫn. Nếu doanh nghiệp điền sai không những sẽ phải sửa lại mà thậm chí có thể sẽ phải bị phạt.

 

Ngoài ra, lãnh đạo Ernst & Young Việt Nam còn chỉ ra việc các doanh nghiệp phải phát hành hóa đơn khi hàng hóa chuyển quyền sở hữu. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp lớn, một ngày có thể có vài chục chuyến hàng và đi kèm với mỗi chuyến hàng là rất nhiều hóa đơn.

 

Do đó, bà Hương Vũ cho rằng điều này không phù hợp và có thể làm doanh nghiệp tốn khá nhiều thời gian. Bà kiến nghị, thay vì phát hành hóa theo từng chuyến, hóa đơn có thể phát hành theo tuần hoặc theo tháng.

 

Nói thêm về những lo lắng khi cắt giảm một loạt thủ tục hành chính tại Thông tư 119/2014 có hiệu lực từ tháng Chín, bà Hương Vũ khẳng định, khó khăn lớn nhất hiện vẫn là con người, hay cụ thể hơn là những cán bộ thuế.

 

Bởi vậy, mục tiêu giảm thời gian nộp thuế còn 171 giờ/năm vào năm 2015 theo bà là có cơ sở nhưng sẽ khó đạt được nếu cán bộ thuế không thực sự có ý thức và làm việc dựa trên tinh thần tháo gỡ cho doanh nghiệp. Về đầu trang

http://www.vietnamplus.vn/giam-thoi-gian-nop-thue-kho-dat-neu-can-bo-thue-thieu-y-thuc/293016.vnp

 

16. Phận lớn của doanh nghiệp siêu nhỏ

(Công Thương 26/11, mục Doanh nghiệp – doanh nhân, tác giả Trần Phương)

 

Ở Việt Nam, trong cộng đồng hơn 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp cỡ lớn và cỡ vừa chỉ chiếm chưa tới 10%, còn lại là doanh nghiệp siêu nhỏ- doanh nghiệp có số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống theo quy định tại Nghị định số 56/2009 của Chính phủ.

 

Các doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ hoạt động mạnh trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn, công nghệ thấp do không có lợi thế về quy mô, tiềm lực tài chính, địa bàn hoạt động, thị phần…, phải tự vận động, thiếu vắng sự hỗ trợ của chính sách nhà nước, khó phát triển lớn hơn như mong muốn.

 

Một trong những nỗi khó lớn nhất của doanh nghiệp siêu nhỏ là tín dụng. Theo Báo cáo Đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam 2013- kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tổng cục Thống kê và Trường đại học Copenhagen- được công bố đầu tháng 11/2014, tín dụng phi chính thức là nguồn tài chính chủ yếu của doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam.

 

Kết quả điều tra cho thấy, chỉ có 26% doanh nghiệp vay vốn từ các tổ chức tín dụng, còn lại là các nguồn vay vay không chính thức từ bạn bè, người thân... Vậy, nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp khó vay vốn tín dụng chính thức?

 

Bên cạnh rào cản xưa cũ về thiếu tài sản thế chấp, hiện các doanh nghiệp siêu nhỏ đang đứng trước rào cản khác lớn hơn khi vay vốn tín dụng chính thức. Theo kết quả điều tra, có tới 40% doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin phê duyệt trong việc tiếp cận khoản vay; gần 1/3 số doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp để vay; 25% doanh nghiệp gặp trở ngại về thủ tục hành chính.

 

Mặc dù đây là kết quả điều tra chưa thật đầy đủ các doanh nghiệp siêu nhỏ đang hoạt động, nhưng cũng cho thấy rào cản mới từ phía ngân hàng. Giải quyết được rào cản này cũng chính là góp phần không nhỏ giải tỏa những trở ngại trên con đường tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho phát triển của doanh nghiệp siêu nhỏ- đội quân làm kinh tế đông đảo trong mọi tầng lớp xã hội. Về đầu trang

http://baocongthuong.com.vn/doanh-nghiep/72674/phan-lon-cua-doanh-nghiep-sieu-nho.htm#.VHVZudKsXfI

 

17. Nguy cơ bán tháo vốn đầu tư nhà nước

(Người Lao Động 25/11, trang 8C, tác giả Hà Linh)

 

Trong 10 tháng đầu năm 2014, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã thoái vốn đầu tư ngoài ngành được 2.415 tỉ đồng, bằng 10,7% tổng số vốn cần thoái

 

Hạn chót cho việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành là hết năm 2015, trong khi số lượng vốn đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ còn rất lớn.

 

Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, tính đến cuối tháng 10, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn còn hơn 20.000 tỉ đồng đầu tư ngoài ngành chưa thoái hết vốn. Số tiền này được đầu tư vào 5 lĩnh vực gồm: tài chính ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản và quỹ đầu tư. Trong đó, lĩnh vực thu hút đầu tư nhiều nhất là tài chính ngân hàng lên đến gần 15.000 tỉ đồng, bảo hiểm hơn 1.500 tỉ đồng, quỹ đầu tư hơn 500 tỉ đồng và bất động sản hơn 5.000 tỉ đồng.

 

Trong 10 tháng đầu năm 2014, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành được khoảng 2.415 tỉ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với mức thực hiện cả năm 2013 nhưng chỉ chiếm 10,7% tổng số vốn cần thoái. Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, kết thúc năm 2015, các doanh nghiệp Nhà nước phải hoàn thành việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành để tập trung nguồn lực vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi.

 

Mặc dù tiến độ thoái vốn đã nhanh hơn,  nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, khối lượng vốn cần thoái để tập trung đầu tư ngoài ngành đến nay vẫn còn rất lớn. Nguyên nhân thoái vốn chậm là do sức cầu yếu vì ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới nói chung và khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam nói riêng, cộng với thủ tục hành chính nhiêu khê.

 

Trong bối cảnh đó, kế hoạch bán vốn của các doanh nghiệp Nhà nước gặp nhiều khó khăn, ngay cả tên tuổi lớn như Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng ế vốn khi thực hiện bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân do lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương và tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước triển khai công tác cổ phần hóa chưa quyết liệt.

 

Tháo gỡ khó khăn cho công tác thoái vốn đầu tư ngoài ngành, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 51/2014 về nội dung thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp Nhà nước, cho phép doanh nghiệp Nhà nước được bán vốn dưới mệnh giá.

 

Theo đề án tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước đã được Thủ tướng phê duyệt, đến hết năm 2015, trong danh mục đầu tư của Tổng Công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chỉ còn 100 đơn vị, như vậy doanh nghiệp này phải thoái toàn bộ vốn tại 376 doanh nghiệp, chỉ giữ lại vốn đầu tư lâu dài tại 4 công ty là: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Dược Hậu Giang (DHG), FPT Telecom, Công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (VNR); đồng thời nắm cổ phần chi phối tại 24 doanh nghiệp đang hoạt động. Riêng năm 2014, SCIC có kế hoạch bán vốn tại 298 công ty nhưng đến nay mới thoái vốn được tại 31 công ty.

 

Đáng lưu ý là nhiều đơn vị SCIC thoái vốn hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán nên việc thoái vốn của SCIC sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và làm xáo trộn đến hoạt động nền tảng của doanh nghiệp. Vì vậy, SCIC đã đề xuất Chính phủ chọn lại danh mục doanh nghiệp cần nắm vốn lâu dài hay phải thoái vốn. Trong đó đề xuất tiếp tục đầu tư lâu dài tại các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hiệu quả. Về đầu trang

 

18. Hai mặt của lạm phát thấp

(Đầu Tư 26/11, tr1+3, tác giả Nguyên Đức)

 

Lạm phát đang ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Đây là kết quả đáng mừng của nỗ lực kiểm soát lạm phát của Chính phủ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Song ở khía cạnh khác, CPI giảm cũng làm dấy lên lo ngại về sự phục hồi của nền kinh tế.

 

Câu chuyện này được đặt ra ngay sau khi Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2014 giảm 0,27% so với tháng trước, khiến lạm phát tới thời điểm này chỉ dừng ở mức 2,08%.

 

Trên thực tế, mức giảm 0,27% của CPI tháng 11/2014 không quá bất ngờ, nhất là sau khi cả hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh công bố CPI tháng 11 giảm tương ứng 0,3% và 0,36% so với tháng trước. CPI giảm do giá lương thực, thực phẩm không có nhiều biến  động; giá xăng, dầu, gas đã được điều chỉnh giảm đáng kể.

 

Nhưng mức giảm 0,27% lại gây bất ngờ lớn nếu đặt trong thế so sánh với CPI tháng 11 của 10 năm qua, cũng như so với diễn biến CPI của các tháng trong năm nay.

 

Nhìn lại 10 năm qua có thể thấy, ngoại trừ năm 2008, khi mà đầu năm phải chống lạm phát, cuối năm chống suy giảm nên CPI tháng 11 giảm 0,76% so với tháng trước, thì giá cả của tháng này bao giờ cũng tăng, thậm chí tăng cao so với tháng trước.

 

Trong bối cảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục rõ nét hơn, việc CPI tháng 11 giảm khá mạnh rõ ràng là một bất ngờ lớn.

 

Theo một số chuyên gia kinh tế, lạm phát thấp là dấu hiệu cho thấy, sức mua của nền kinh tế chưa được cải thiện, tổng cầu còn thấp. Và điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó tác động đến tăng trưởng và sự hồi phục của nền kinh tế. Các chuyên gia này cho rằng, với lạm phát sau 11 tháng ở mức 2,08% và với dự báo rằng giá xăng dầu còn tiếp tục giảm, thì nhiều khả năng năm nay, lạm phát sẽ chỉ quay quanh mức 3% và đó là một chỉ số cảnh báo về khả năng phục hồi nhanh của nền kinh tế.

 

Thực tế, đây không phải là câu chuyện của riêng Việt Nam, mà còn của nhiều nền kinh tế khác ở châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, khi mà quý III/2014, nền kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái. Lạm phát thấp kéo theo sức mua ì ạch, kinh tế trì trệ.

 

Phải khẳng định rằng, lạm phát thấp sẽ tạo dư địa để điều hành giá cả, điều hành kinh tế vĩ mô và làm tăng lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam. Mặc dù vậy, lạm phát thấp trong bối cảnh các chỉ số kinh tế vĩ mô cho thấy nền kinh tế đang phục hồi là một biểu hiện bất thường, cần được nghiên cứu kỹ để có các chính sách kích thích tăng trưởng phù hợp với những diễn biến mới của nền kinh tế. Về đầu trang

 

19. TPHCM: Hơn 1.000 tỷ đồng vốn ưu đãi cho 74 doanh nghiệp

(Báo Điện Tử Chính Phủ 25/11, mục Hoạt động địa phương, tác giả Lê Anh)

 

Ngày 25/11, tại TPHCM diễn ra lễ ký kết tín dụng giữa 5 ngân hàng, gồm Vietcombank, Agribank, BIDV, ACB và Sacombank với 74 doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn 5 quận, huyện với tổng hạn mức tín dụng trị giá hơn 1.058 tỷ đồng.

 

Đây là lần thứ 2 trong năm nay chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp được thực hiện đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn Quận 2, Quận 4, Quận 7, Quận 9 và lần thứ 4 đối với quận Thủ Đức.

 

Tính đến thời điểm này, tại TPHCM, tổng hạn mức của chương trình đã ký kết là hơn 38.995 tỷ đồng, hỗ trợ cho 1.089 khách hàng, gồm 1.026 doanh nghiệp và 56 hộ sản xuất kinh doanh, 6 hợp tác xã, 1 trung tâm dạy nghề.Về đầu trang

http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-dia-phuong/TPHCM-Hon-1000-ty-dong-von-uu-dai-cho-74-DN/214232.vgp

 

B. TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

 

I. DẦU KHÍ – SẢN PHẨM DẦU KHÍ

1. PVN và Gazprom Neft lập liên doanh khai thác mỏ dầu Dolginsk

(Cafef.vn 26/11, mục Thị trường, tác giả Kim Ngân)

 

Tập đoàn Dầu khí Nga Gazprom Neft và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Petrovietnam hôm 25/11 đã đạt thỏa thuận về thành lập liên doanh để cùng chung khai thác mỏ dầu Dolginsk.

 

Theo Tiếng nói nước Nga, văn kiện được ký kết ở Sochi trong sự hiện diện chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

 

Mỏ dầu Dolginsk nằm ở phần trung tâm của biển Pechorsk, cách dãy đảo Đất Mới (Novaya Zemlya) 120 km về phía nam và cách bờ bắc của đại lục 110 km.

 

Tại khu mỏ này hiện nay đang tiến hành công tác khảo sát địa chấn và hoạch định phương pháp khai thác, đồng thời hoàn thành khâu khoan thăm dò ba giếng. Hiện tại, trữ lượng của mỏ ước tính là trên 200 triệu tấn.Về đầu trang

http://cafebiz.vn/thi-truong/petrovietnam-va-gazprom-neft-lap-lien-doanh-khai-thac-mo-dau-dolginsk-20141126092258444ca101.chn

 

2. Đến cuối tháng 10, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn hơn 1.487 tỷ đồng

(Đầu Tư Chứng Khoán Online 25/11, mục Thương trường, tác giả Hiếu Minh)

 

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam vừa có báo cáo gửi Liên bộ Tài chính Công thương về tình hình sử dụng và trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tháng 10 năm 2014.

 

Theo đó, số dư đầu kỳ tháng 10 ước khoảng 1.344,6 tỷ đồng, số trích lập Quỹ bình ổn tháng 10 ước khoảng 142,8 tỷ đồng, số dư cuối kỳ ước khoảng 1.487,4 tỷ đồng

Cũng theo báo cáo, tính lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, số dư Quỹ bình ổn còn hơn 304,3 tỷ đồng, số tiền trích Quỹ bình ổn từ đầu năm đến hết tháng 10 ước đạt hơn 1.800 tỷ đồng, số chi sử dụng 10 tháng ước gần 617 tỷ đồng.

 

Trước đó, theo số liệu công bố từ Bộ Tài chính về tình hình trích lập, sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trong quý III/2014 tính từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/9, số dư Quỹ Bình ổn  tính đến đến hết quý III/2014 ước khoảng 2.296,6 tỷ đồng, trong đó, số trích lập Quỹ ước khoảng 1.105,3 tỷ đồng, số chi sử dụng Quỹ ước khoảng 403,5 tỷ đồng. Cũng theo Bộ Tài chính, số dư Quỹ đến quý II/2014 ước khoảng 1.594,7 tỷ đồng. Về đầu trang

http://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/den-cuoi-thang-10-quy-binh-on-gia-xang-dau-con-hon-1487-ty-dong-107306.html

II. ĐIỆN LỰC

1. Hơn 1,8 tỷ USD xây dựng Nhà máy điện Duyên Hải 3 mở rộng

(TTXVN 25/11; Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 26/11, tr2, tác giả Nguyễn Mạnh)

 

Ngày 25/11, tại Hà Nội diễn ra lễ ký kết hợp đồng xây dựng Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, theo hình thức EPC (Thiết kế-Cung cấp vật tư thiết bị-Xây dựng lắp đặt) giữa Tổng Công ty Phát điện 1-GENCO1 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam-EVN) với nhà thầu là Tập đoàn Sumitomo Coporation (Nhật Bản).

 

Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng gồm 1 tổ máy, công suất 660 MW với sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 3,9 tỷ kWh và xây dựng bến cảng số 2 phục vụ tiếp nhận than và dầu, do GENCO 1 làm chủ đầu tư.

 

Tổng mức đầu tư dự án là 22.774 tỷ đồng, tương đương 1,82 tỷ USD. Hợp đồng EPC có tổng giá trị 891.647.395 USD đã bao gồm thuế và dự phòng; trong đó, 85% là vốn vay thương mại trong và ngoài nước, 15% giá trị còn lại là vốn đối ứng của chủ đầu tư.

 

Đây là dự án điện cấp bách được Thủ tướng cho phép thực hiện đầu tư theo cơ chế đặc thù nhằm đảm bảo đưa nhà máy vào vận hành khắc phục tình trạng thiếu điện khu vực miền Nam từ năm 2018 trở đi. Về đầu trang

 

2. HBRE và HTL hợp tác phát triển điện gió tại Việt Nam

(Thời Báo Kinh Doanh 26/11, mục doanh nghiệp, tác giả Thanh Nguyễn)

 

Ngày 24/11 Công ty Giải pháp Năng lượng Gió HBRE (HBRE Wind Power Solution) cho biết vừa ký hợp tác chiến lược toàn diện với Công ty cổ phần Vận tải liên hiệp Huy Hoàng (HTL) nhằm đẩy mạnh hiệu quả đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

 

Theo biên bản hợp tác này, HTL sẽ trở thành nhà tổng thầu (EPC) chính thức trong việc thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, chạy thử và bàn giao cho chủ đầu tư là HBRE.

 

Trước mắt, hai công ty sẽ hợp tác triển khai thực hiện giai đoạn 1 dự án phong điện Tây Nguyên tại tỉnh Đăk Lăk, trong đó HTL cũng sẽ đồng thời là nhà đầu tư góp 25% vốn với giá trị tương ứng 150 tỉ đồng.

 

Dự án phong điện Tây Nguyên được đặt tại xã Đlie Yang, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đăk Lăk – là một trong ít nơi có nguồn năng lượng gió tốt Việt Nam theo đánh giá của một số tập đoàn sản xuất thiết bị điện gió hàng đầu thế giới như VESTAS, GE…, với hướng gió ổn định và phân bố đều ở mức trung bình là từ 7-7,6m/giây.

 

Được UBND tỉnh cấp phép đầu tư, Công ty HBRE đang chuẩn bị các bước cuối cùng để khởi công dự án và sẽ triển khai thực hiện từ nay đến năm 2020 trong 3 giai đoạn, với tổng công suất dự kiến lên đến 120MW.

 

Trong đó, giai đoạn 1 công suất 28 MW, tổng mức đầu tư gần 1.400 tỉ đồng, dự kiến sẽ phát điện vào tháng 6/2016, với sản lượng hơn 100 triệu kWh/năm. Sau khi hoàn thành cả 3 giai đoạn, đây sẽ là nhà máy điện gió có công suất lớn nhất Việt Nam với sản lượng điện hàng năm lên đến 400 triệu kWh có khả năng cung cấp điện cho 200 ngàn hộ dân.

 

Đến cuối tháng 10 vừa qua, General Electric GE đã chính thức được HBRE lựa chọn là nhà cung cấp 14 tua-bin gió loại 2.0-116 (công suất 2MW, đường kính cánh tua-bin 116m) cho giai đoạn 1 của dự án này. Về đầu trang

http://thoibaokinhdoanh.vn/24-7/hbre-va-htl-hop-tac-phat-trien-dien-gio-tai-viet-nam.html

 

3. Kiến nghị Thủ tướng thu hồi 14 dự án thủy điện tại Gia Lai

(Gafin.vn 26/11, mục Kinh tế )

 

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Gia Lai thu hồi 14 dự án thủy điện do chậm tiến độ, loại khỏi quy hoạch 17 dự án trên địa bàn.

Cấp giấy phép cho nhà đầu tư không đủ năng lực

 

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc triển khai các dự án Thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có nhiều sai phạm.

 

Trước đó, theo Quy hoạch thủy điện vừa nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã được Bộ Công thương thẩm định, Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt gồm có 74 nhà máy với tổng công suất 421,065 MW.

 

Qua quá trình thanh tra cho thấy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai chưa chỉ đạo các ngành chức năng công bố quy hoạch thủy điện theo trình tự thủ tục qui định. Quá trình chấp thuận đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư, thẩm định dự án chưa đúng với quy hoạch được duyệt (16/28 dự án), dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch.

 

Đặc biệt có hiện tượng vừa thi công vừa xin điều chỉnh quy hoạch, nên việc quản lý chất lượng công trình rất khó khăn, tiềm ẩn gây hậu quả do chất lượng công trình không đảm bảo.

 

Đến nay còn 33 dự án thủy điện thi công chậm tiến độ. Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia lai đã thu hồi 2 dự án (dự án la Krel 1 và Krông Pạ 3); đề nghị thu hồi 14 dự án do chậm tiến độ, loại bỏ quy hoạch 17 dự án; do hiệu quả kinh tế thấp, ảnh hưởng không tốt tới môi trường xã hội.

 

Bên cạnh đó, Sở Công thương tỉnh Gia Lai từ 2005-2012, đã thẩm định và tham gia ý kiến thiết kế cơ sở 28 dự án thủy điện đều có nhận xét là các dự án phù hợp với quy hoạch. Tuy nhiên, kiểm tra 16 dự án có 14 dự án tăng công suất lắp máy; kiểm tra vị trí đập, có 5/9 thay đổi vị trí; có 3 dự án vừa xây dựng vừa điều chỉnh quy hoạch.

 

Việc chấp thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án thủy điện đã không tuân thủ quy định nên đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhiều nhà đầu tư không đủ năng lực kỹ thuật, tài chính dẫn đến 16 dự án chậm tiến độ phải thu hồi dự án, gây lãng phí cho nhà đầu tư. Về đầu trang

http://gafin.vn/kinh-te/kien-nghi-thu-tuong-thu-hoi-14-du-an-thuy-dien-tai-gia-lai-3214634/

 

III. CÔNG NGHIỆP NHẸ

1. Ngành công nghiệp vi mạch Việt Nam: Kỳ vọng mới!

(Công Thương 25/11, mục Doanh nghiệp – doanh nhân, tác giả Lan Phương)

 

Bộ Công Thương vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cơ chế, chính sách ưu đãi đối với dự án nhà máy sản xuất vi mạch (chip điện tử) của Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn.

 

Là dự án sản xuất vi mạch đầu tiên của nước ta, dự án nhà máy sản xuất vi mạch có vị trí trung tâm trong việc hình thành hệ sinh thái ngành công nghiệp sản xuất vi mạch điện tử của khu vực thành phố Hồ Chí Minh và rộng hơn là Việt Nam. Bên cạnh đó, sản phẩm quốc gia vi mạch điện tử chỉ có thể phát triển khi nhà máy sản xuất vi mạch của doanh nghiệp trong nước đi vào hoạt động.

 

Do đó, dự án cũng được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm để thực hiện các dự án khoa học công nghệ trong nước, làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo sản phẩm vi mạch điện tử cũng như triển khai những kết quả nghiên cứu về vi mạch điện tử vào thực tế trên quy mô công nghiệp.

 

Riêng về vấn đề nhân lực, dự án đi vào hoạt động sẽ là trung tâm đầu tiên tại Việt Nam có môi trường thực tiễn phục vụ đào tạo, thực tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ cho đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư, sinh viên. Trong tương lai, đội ngũ này sẽ góp phần phục vụ các mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành công nghiệp điện tử nói chung, ngành công nghiệp sản xuất vi mạch nói riêng.

 

Sản phẩm chiến lược của Dự án bao gồm chip RFID, chip năng lượng (power IC) và chip điện tử thông dụng (vi điều khiển 8, 16, 32 bit...). Đến năm 2020, dự án được kỳ vọng sẽ cung cấp các sản phẩm đòi hỏi mức độ bảo mật thông tin cao như thẻ định danh cá nhân, thẻ ngân hàng, hệ thống quản lý khí tài quân sự... Sau năm 2020, dự án sẽ từng bước đáp ứng nhu cầu về thiết kế, chế tạo các sản phẩm vi mạch cho thiết bị, khí tài quân sự.

 

Theo Bộ Công Thương, dự án có tổng mức đầu tư trên 5.300 tỷ đồng và sẽ hoàn vốn sau khoảng 9 năm đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đây là một lượng vốn khá lớn vì vậy chủ đầu tư dự án kiến nghị, cho phép dự án được vay tín dụng đầu tư phát triển 60% tổng mức đầu tư dự án (tương đương gần 3.200 tỷ đồng) từ Ngân hàng phát triển Việt Nam với lãi suất ưu đãi theo quy định và hỗ trợ toàn bộ lãi suất vay trong thời hạn 5 năm. Chủ đầu tư cũng kiến nghị được hỗ trợ kinh phí làm chủ, thích nghi và chuyển giao công nghệ, trang thiết bị phòng thử nghiệm theo Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao.

 

Về thuế, chủ đầu tư kiến nghị được nộp chậm trong thời hạn một năm 60% thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong năm 2015 (1.501 tỷ đồng); được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với các trang thiết bị nhập khẩu của dự án, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất thử nghiệm, hoạt động nghiên cứu và phát triển; được áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 30 năm, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

 

Bộ Công Thương cho biết, Dự án Nhà máy sản xuất vi mạch của Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn là dự án tiên phong trong ngành công nghiệp sản xuất vi mạch tại Việt Nam. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ có tác động lan tỏa đến các ngành công nghiệp điện tử khác, đồng thời góp phần nâng cao năng lực khoa học công nghệ quốc gia. Về đầu trang

http://baocongthuong.com.vn/doanh-nghiep/72776/nganh-cong-nghiep-vi-mach-viet-nam-ky-vong-moi.htm#.VHVdOtKsXfI

 

2. Doanh nghiệp Ý khai trương nhà máy rang xay cà phê tại Bình Dương

(Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 25/11, mục Công nghiệp – nông nghiệp, tác giả Ngọc Hùng)

 

Ngày 25/11, tại Bình Dương, công ty con của Tập đoàn Massimo Zanetti Beverga, Ý đã khai trương nhà máy rang xay cà phê đầu tiên tại Việt Nam. Mục đích của việc này là giúp tập đoàn từng bước mở rộng thị phần tại châu Á.

 

Nhà máy có vốn tổng đầu tư 1 triệu đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương trên diện tích 5.000 mét vuông với công suất rang xay 3.000 tấn cà phê mỗi năm.

 

Bước đầu, lượng cà phê này sẽ cung cấp cho các thị trường các nước trong khu vực Đông Nam á.

 

Theo giấy phép chứng nhận đầu tư do Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương cấp, công ty Massimo Zanetti đăng ký kinh doanh rang xay cà phê, sản xuất cà phê 3 trong 1, cà phê đen, cà phê sữa, cà phê nén dạng viên, cà phê gói và các sản phẩm khác từ cà phê.

 

Massimo Zanetti có vốn 100% nước ngoài, là công ty TNHH một thành viên và thuộc tập đoàn Massimo Zanetti của Ý, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các loại cà phê khác nhau.

 

Theo ông Đoàn Xuân Hòa, Phó cục trưởng Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối, việc tập đoàn Massimo Zanetti đầu tư vào Việt Nam sẽ góp phần nâng cao thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

 

“Theo tôi biết, nhiều tập đoàn nước ngoài khi đầu tư vào rang xay, chế biến cà phê thì sau đó, họ sẽ tìm cách hỗ trợ lại nông dân trồng cà phê như kỹ thuật chăm sóc sao cho cà phê có hạt đạt chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng ở trên thị trường thế giới”, ông Hòa nói. Về đầu trang

http://www.thesaigontimes.vn/123137/DN-Y-khai-truong-nha-may-rang-xay-ca-phe-tai-Binh-Duong.html

 

3. Dần loại bỏ các nhà máy giấy lạc hậu quy mô dưới 10.000 tấn/năm

(Thời Báo Ngân Hàng 25/11, mục Doanh nghiệp – doanh nhân, tác giả LT)

 

Đó là một trong các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 được đặt ra tại Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025 vừa được Bộ Công Thương phê duyệt.

 

Theo đó, quan điểm là phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam theo hướng bền vững gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường; Áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, tập trung xây dựng một số thương hiệu quốc gia với sản phẩm giấy và bột giấy để cạnh tranh hiệu qủa trong tiến trình hội nhập kinh tế; Huy động mọi nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế dưới mọi hình thức để đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của xã hội.

 

Mục tiêu tổng quát là xây dựng các khu công nghiệp tập trung tại các tỉnh, thành phố có ngành công nghiệp phát triển, đồng thời quy hoạch lại các nhà máy đã có và các nhà máy xây dựng mới, tạo điều kiện xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung với công suất lớn, công nghệ và thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

 

Bên cạnh đó, xây dựng các tập đoàn sản xuất đủ mạnh, có tiềm năng tài chính, nhà máy có công suất lớn và chất lượng sản phẩm cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, trong khu vực và thế giới, tăng khả năng xuất khẩu các sản phẩm của ngành giấy Việt Nam ra thị trường thế giới; xây dựng được vùng rừng nguyên liệu nhằm chủ động cung cấp đủ, ổn định nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất bột giấy theo quy hoạch phát triển ngành giấy,...

 

Quy hoạch cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như: Đạt tỷ lệ thu hồi giấy các loại trong nước là 65%; Đáp ứng khoảng 75-80% nhu cầu tiêu dùng trong nước, giảm tỷ lệ nhập khẩu các sản phẩm giấy và bột giấy; Không cấp phép và dần loại bỏ các nhà máy giấy và bột giấy lạc hậu đang tồn tại với quy mô dưới 10.000 tấn/năm; Cơ bản đưa ngành công nghiệp giấy Việt Nam thành ngành công nghiệp theo hướng hiện đại... Về đầu trang

http://thoibaonganhang.vn/tin-tuc/5-khong-cap-phep--dan-loai-bo-cac-nha-may-giay-lac-hau-quy-mo-duoi-10000-tan-nam-27543.html

IV. CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG

1. Hà Nội: Sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng 4,6%

(Đại Biểu Nhân Dân 25/11, tr2)

 

Theo Cục thống kê Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 11/2014 tăng 4,6% so với tháng 10 và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2013.

 

Trong đó, tăng nhiều nhất là công nghiệp khai khoáng với 16,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,8%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,2%. Một số mặt hàng trong tháng 11 tăng so với cùng kỳ năm ngoái là bàn bằng gỗ các loại tăng 59,7%, ghế có khung bằng kim loại tăng 36%, bia đóng chai tăng 30,9%, phân lân nung chảy tăng 30,2%...

 

Trong khi đó thì một số sản phẩm phục vụ xây dựng lại giảm do thị trường xây dựng chững lại như: bê tông trộn sẵn, gạch xây dựng, cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại, cửa ra vào và cửa sổ bằng plastic...

 

Như vậy, tính chung 11 tháng đầu năm 2014 thì chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,6% so với cùng kỳ. Cụ thể, công nghiệp khai khoáng tăng gấp gần 3 lần; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,9%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 3,4%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2,2%. Về đầu trang

V. XUẤT NHẬP KHẨU

1. Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội xuất khẩu sang Hoa Kỳ

(TTXVN 25/11, tác giả Mỹ Phương)

 

Khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế để xuất khẩu hàng hóa thuận lợi sang thị trường Hoa Kỳ là một trong những nội dung được nêu ra tại hội thảo “Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ trước thềm Hiệp định TPP: Triển vọng và thách thức” tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/11.

 

Theo ông Patrick T.Wall, Tùy viên Thương mại, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam có rất nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, đồng thời người dân Hoa Kỳ ngày càng tăng khả năng nhận biết cũng như ưa chuộng hàng Việt Nam.

 

Hoa Kỳ luôn là một trong những thị trường xuất khẩu hấp dẫn nhiều quốc gia trên thế giới hướng tới, trong đó có Việt Nam. Mặt khác, những nắm gần đây Chính phủ Hoa Kỳ cũng luôn thực hiện nhiều giải pháp cải thiện hệ thống pháp lý, tạo môi trường nhập khẩu minh bạch cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ dễ dàng hơn.

 

Tuy nhiên, để xuất khẩu thuận lợi vào thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động liên kết với các hiệp hội ngành nghề tại thị trường này để được hỗ trợ và tạo điều kiện nhiều hơn, đăc biệt, khi doanh nghiệp có nhu cầu thâm nhập vào chuỗi cung ứng hàng hóa nội địa hoặc gặp khó khăn về thủ tục pháp lý, thuế, hải quan…

 

Đồng quan điểm, bà Bùi Hoàng Yến, Phó trưởng Văn phòng Cục xúc tiến Thương mại phía Nam (Bộ Công Thương), cho biết thị trường Hoa Kỳ còn rất nhiều tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam do thị phần xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chỉ mới chiếm 0,98% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này.

 

Trong thời gian tới, khi Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết sẽ còn mang lại nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam, vì Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu lớn và hàng hóa giữa hai nước không cạnh tranh trực tiếp mà mang tính bổ sung.

 

Bà Bùi Hoàng Yến cho biết thêm cơ hội luôn đi cùng thách thức, do đó doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược phù hợp để vượt qua những khó khăn về sự chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, hàm lượng gia tăng của sản phẩm còn thấp… Bên cạnh đó, theo xu hướng chung của hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường Hoa Kỳ sẽ gia tăng các rào cản về chống bán phá giá, hàng rào kỹ thuật, đòi hỏi chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất.

 

Hoa Kỳ được xem là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, theo đó quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Hoa Kỳ không ngừng tăng trưởng trong những năm qua với kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức trên 20%/năm.

 

Theo Tổng Cục Hải quan, chín tháng năm 2014, tổng giá trị thương mại song phương giữa hai Việt Nam-Hoa Kỳ đạt 25,5 tỷ USD, tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm ngoái và Hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất so với những đối tác thương mại khác của Việt Nam. Về đầu trang

 

2. Buôn bán song phương Việt Nam – Belarus còn khiêm tốn

(Thời Báo Tài Chính Việt Nam 25/11, mục Kinh doanh, tác giả Hải Anh)

 

Số liệu công bố của Tổng cục Hải quan chiều 25/11 cho thấy, 10 tháng của năm 2014, kim ngạch buôn bán hàng hoá hai chiều giữa Việt Nam – Belarus chỉ đạt 91,8 triệu USD, giảm 26,6% so với cùng kỳ.

 

Theo Tổng cục Hải quan, kể từ năm 2011 trở lại đây, xuất khẩu của Việt Nam sang Beralus có xu hướng nhích dần lên, nhưng nhập khẩu thì ngược lại, ngày càng suy giảm.

 

Trong 10 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Belarus đạt 79,5 triệu USD, giảm 29,9% so với cùng kỳ; chủ yếu do nhóm hàng phân bón các loại giảm mạnh.

 

Kim ngạch xuất khẩu sang Beralus đạt 12,2 triệu USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước; chủ yếu là nhờ xuất khẩu của mặt hàng thủy sản, cao su, gạo, hàng rau quả và sản phẩm hóa chất và bổ sung thêm nhóm hàng mới là điện thoại các loại và linh kiện.

 

Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, mặc dù có mối quan hệ chính trị, ngoại giao lâu đời nhưng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Belarus vẫn còn khá khiêm tốn, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này.

 

Trong nhiều năm qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Belarus chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (khoảng gần 0,1%).

 

Belarus là thị trường thứ 124 trong số các thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và đứng thứ 59 trong số các nhà cung cấp hàng hóa cho Việt Nam. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Belarus trong những năm gần đây đã có những bước phát triển, tuy nhiên vẫn chậm và chưa bền vững.

 

Cụ thể, trong năm 2009 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Belarus chỉ đạt 78 triệu USD; năm 2011 là 210 triệu USD, tăng gần 3 lần so với năm 2009. Tuy nhiên, đến năm 2012 xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 174 triệu USD, giảm 17,1%. Bước sang năm 2013, thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Beralus tiếp tục giảm 12,9% và chỉ đạt 152 triệu USD.Về đầu trang

 

 

3. Không được nhập khẩu phương tiện thủy không rõ “tuổi”

(Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh 24/11, mục Kinh tế, tác giả Đ.Liên)

 

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 111/2014 quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu, có hiệu lực thi hành từ ngày 5/1/2015.

 

Theo đó, các phương tiện thủy nội địa có niên hạn sử dụng dao động từ 18 - 35 năm, tùy từng loại và chất liệu.

 

Cụ thể, đối với tàu đệm khí có vỏ kim loại, chất dẻo, cốt sợi thủy tinh, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép, niên hạn sử dụng tối đa là 18 năm.

 

Tàu cao tốc chở khách, niên hạn sử dụng không quá 20 năm; đối với tàu chở hàng nguy hiểm, chở dầu, xô khí hóa lỏng; tàu thủy lưu trú du lịch nghie đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi và các tàu khách còn lại, niên hạn sử dụng lần lượt là không quá 30 năm; 35 năm và 30 năm (hoặc 25 năm; 20 năm và 25 năm trường hợp vỏ tàu làm bằng gỗ).

 

Ngoài ra, tuổi của tàu khách, tàu chở người được phép nhập khẩu không được quá 10 năm. Đối với các phương tiện thủy còn lại tối đa là 15 năm.

 

Không được nhập khẩu tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi vỏ gỗ và các phương tiện thủy không đủ căn cứ xác định được năm đóng phương tiện.

 

Theo nghị định 111/2014, các tàu cao tốc chở khách hết niên hạn sử dụng từ ngày 5/1/2017 sẽ không được kéo dài thời gian hoạt động.Về đầu trang

http://plo.vn/van-ban-phap-luat/khong-duoc-nhap-khau-phuong-tien-thuy-khong-ro-tuoi-511486.html

 

4. Trung Quốc tăng mua bột cá Việt Nam

(Hải Quan Online 25/11, mục Nhịp độ phát triển, tác giả Trần Thị Nga)

 

Vụ đánh bắt cá tại Peru sẽ bắt đầu vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 tới nhưng theo khảo sát của Viện Hải dương học Peru (Imarpe), trữ lượng cá mùa đông này sẽ chỉ đạt khoảng 1,5 triệu tấn, từ hơn 10 triệu tấn vào mùa xuân.

 

Khi đó, sản lượng bột cá trong năm 2014 có thể sẽ giảm tới hơn 40%, xuống còn 700.000 tấn. Trữ lượng cá thấp như vậy có thể là do những bất thường về khí hậu và điều kiện môi trường dọc bờ biển Peru đẩy cá ra xa hơn khỏi khu vực đánh bắt cá truyền thống.

 

Trong gần một tháng trở lại đây, giá bột cá đã tăng một cách chóng mặt, giá bột cá Peru loại 65% protein đã tăng từ mức 1.680 đô la Mỹ/tấn (FOB) hồi giữa tháng 10, lên mức 2.060 đô la/tấn (FOB) vào đầu tháng 11. Nguồn cung bột cá đang cực kỳ khan hiếm, hiện tồn kho bột cá Peru chỉ còn khoảng 30.000-35.000 tấn và chủ yếu là bột cá phẩm cấp thấp.

 

Việc giá bột cá Peru tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến Trung Quốc bởi nước này là nhà nhập khẩu bột cá lớn nhất thế giới, chiếm tới 85% sản lượng bột cá xuất khẩu của Peru. Các nhà nhập khẩu nước này đang chuyển hướng sang tìm kiếm các nguồn cung khác để thay thế. Hiện ở châu Âu, Trung Quốc chủ yếu nhập hàng từ Đan Mạch do Iceland và Na Uy chưa có giấy phép xuất khẩu bột cá sang nước này. Tuy nhiên, nguồn cung bột cá Đan Mạch cũng không lớn nên Trung Quốc đang thiếu hụt nghiêm trọng bột cá.

 

Gần đây, có tin cho biết các thương lái Việt Nam đã bắt đầu vận chuyển bột cá Việt Nam lên cửa khẩu phía Bắc để bán cho phía Trung Quốc, khiến cho giá bột cá nội địa đang rục rịch tăng. Bột cá 60% đạm và 65% đạm tại kho Kiên Giang đang được chào lần lượt ở mức 26.300-26.850 đồng/ki lô gam và 30.000-30.300 đồng/ki lô gam, tương ứng tăng 800-1.350 đồng/ki lô gam và 300 đồng/ki lô gam so với tuần trước.

 

Nhu cầu của Trung Quốc có thể sẽ khá lớn bởi giai đoạn cuối năm nhu cầu bột cá cho sản xuất thức ăn thủy sản của nước này tăng cao, trong khi vụ đánh bắt cá của Peru chưa bắt đầu. Do đó, việc giá bột cá của Peru tăng cao trong một tháng trở lại đây có thể khiến cho các nhà nhập khẩu Trung Quốc chuyển sang nhập khẩu từ các nước khác thay thế, trong đó có Việt Nam.

 

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian cuối năm nay và đầu năm tới nguồn cung bột cá biển không có nhiều bởi rộ vụ khai thác là giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 8. Trong bối cảnh nhu cầu mua của các nhà máy thức ăn thủy sản trong nước tăng, cộng với nhu cầu gom hàng để xuất đi Trung Quốc thì nhiều khả năng giá bột cá sẽ tăng khá mạnh trong thời gian tới.

 

Việc giá bột cá nội địa tăng sẽ khiến cho các nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản nội địa phải chịu chi phí lớn hơn cho việc mua nguyên liệu, đẩy chi phí sản xuất của ngành thủy sản tăng lên.Về đầu trang

http://www.baohaiquan.vn/pages/trung-quoc-tang-mua-bot-ca-viet-nam.aspx

 

5. USDA dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt 6,7 triệu tấn niên vụ 2014/15

(Ndh.vn 25/11, mục Đầu tư, tác giả Trung Nghĩa)

 

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa công bố bảng dự báo tháng 11 về xuất khẩu gạo của thế giới năm 2013/14 và 2014/15, trong đó cho thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong niên vụ 2014/15 sẽ tăng lên bằng với mức của niên vụ 2012/2013.

 

Theo đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo sẽ tăng từ 6,5 triệu tấn trong niên vụ 2013/14 lên 6,7 triệu tấn vào niên vụ 2014/15, bằng với mức xuất khẩu của niên vụ 2012/2013.

 

Con số đó sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo, sau Thái Lan và Ấn Độ.

 

USDA dự báo xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ đạt 10,8 triệu tấn trong niên vụ 2014/15, tăng 500 tấn, còn xuất khẩu của Ấn Độ đạt 8,7 triệu tấn, giảm 1,3 triệu tấn.

 

Các quốc gia xuất khẩu gạo lớn tiếp theo sẽ là Pakistan với mức xuất khẩu dự kiến đạt 3,9 triệu tấn, Mỹ với 3,4 triệu tấn, Myanmar với 1,3 triệu tấn và Campuchia với 1,2 triệu tấn.

 

Tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới trong niên vụ 2014/15 dự kiến đạt 41,576 triệu tấn, giảm 162 tấn so với niên vụ trước.Về đầu trang

http://ndh.vn/usda-du-bao-xuat-khau-gao-cua-viet-nam-se-dat-6-7-trieu-tan-nien-vu-2014-15-2014112504291832p4c150.news

 

VI. THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC – QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

1. Tiêu thụ xi măng tăng trở lại

(An Ninh Thủ Đô 26/11, tr5, tác giả Bảo Ngọc)

 

Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, 10 tháng đầu năm 2014, toàn ngành đã sản xuất và tiêu thụ 56,54 triệu tấn xi măng và clanke, đạt 88,2% kế hoạch năm.

 

Bộ Xây dựng dự kiến tổng sản lượng xi măng, clanke tiêu thụ năm 2014 khoảng 68 triệu tấn, đạt 107% kế hoạch năm. Trong đó, xi măng tiêu thụ nội địa khoảng 49 triệu tấn; xuất khẩu khoảng 19 triệu tấn.

 

Năm 2014, tuy kinh tế cả nước còn khó khăn, nhưng nhiều dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng, giao thông đã được triển khai xây dựng trở lại, vì thế sản lượng xi măng tiêu thụ trong nước đã tăng khoảng 3% so với năm 2013, đồng thời sản lượng clanke, xi măng xuất khẩu tăng khoảng 26,5% so với năm trước. Về đầu trang

 

2. Thép lá đối diện nguy cơ “tổng tấn công” từ hàng ngoại

(Hải Quan 26/11, mục Kinh tế, tác giả T.Bình)

 

Nhà sản xuất thép lá mạ thiếc (Tinplate) và mạ Crôm (TFS) trong nước đang lo lắng trước nguy cơ bị “tấn công” từ hàng ngoại.

 

Mới đây, Công ty trách nhiệm hữu hạn Perstima Việt Nam (khu công nghiệp Việt Nam- Singapore) bày tỏ lo ngại trước mối nguy đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

 

Theo Perstima Việt Nam, hiện nay, Công ty là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam sản xuất thép lá mạ thiếc và mạ Crôm với công suất 130.000 tấn/năm.

 

2 mặt hàng này là sản phẩm thép cấp cao được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất bao bì kim loại như lon sữa bột, sữa đặc, thực phẩm chế biến, nước giải khát…

 

Gần đây, Công ty này có thông tin các nhà máy thép ở Trung Quốc đang vật lộn với vấn đề thặng dư cung các sản phẩm thép nói chung, trong đó có thép lá mạ thiếc và mạ Crôm. Để giải quyết tình trạng này, các doanh nghiệp Trung Quốc thúc đẩy đưa sản phẩm sang các nước lân cận trong đó có Việt Nam.

 

Bên cạnh đó, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có nhà máy sản xuất thép lá mạ thiếc và mạ Crôm quy mô lớn hơn Perstima Việt Nam và cũng đang trong tình trạng như các nhà sản xuất Trung Quốc.

 

Đặc biệt, hiện nay có thông tin mức thuế suất thuế nhập khẩu với mặt hàng thép là mạ Crôm sẽ giảm xuống 0% trong năm 2015 (theo dự thảo biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo cam kết trong các hiệp định tự do thương mại đa phương, song phương, đang được Bộ Tài chính xây dựng) thay vì mức từ 3% đến 5% như hiện nay.

 

Công ty trách nhiệm hữu hạn Perstima Việt Nam cho rằng, những yếu tố trên sẽ là điều kiện thuận lợi để thép lá mạ thiếc và mạ Crôm của nước ngoài tràn vào thị trường Việt Nam. Về đầu trang

http://www.baohaiquan.vn/pages/thep-la-doi-dien-nguy-co-tong-tan-cong-tu-hang-ngoai.aspx

 

3.  Doanh số ô tô năm 2014 sẽ cán mốc 150 nghìn xe/năm

(Kienthuc.net.vn 26/11, mục Lăn bánh, tác giả Hùng – Hải)

 

Đây là nhận định của ông Jesus Metelo Arias, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) sau khi Triển lãm Ô tô Việt Nam 2014 kết thúc.

 

Ông Jesus Metelo Arias cho biết: “Theo chúng tôi dự báo, năm 2014 sẽ khép lại với kết quả khả quan và doanh số bán hàng toàn thị trường sẽ đạt mốc 150 nghìn xe, tăng trưởng khoảng 36% so với năm 2013. Mặc dù nếu đạt được mức này, thì doanh số bán hàng năm 2014 vẫn thấp hơn mức đỉnh của thị trường là 160 nghìn xe vào năm 2009. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là một trong những tín hiệu rất khả quan, báo hiệu việc tăng trưởng đều đặn của ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong những năm tới”.

 

Liên quan đến tỷ lệ nội địa hóa, ông Jesus Metelo Arias cho hay: Việt Nam có nhiều cách thức tính khác nhau nên kết quả sẽ khác nhau. Trở lại với kết quả tỷ lệ nội địa hóa vẫn còn khiêm tốn, đó là do chi phí sản xuất tại Việt Nam vẫn còn cao quá, trong khi đó các hãng xe lại phải đi tìm kiếm các phụ tùng có chất lượng để đảm bảo chất lượng xe được sản xuất ra. Do đó, chúng tôi buộc phải tìm kiếm các nhà sản xuất phụ tùng ở nước ngoài cũng như trong khu vực của hãng.

 

Trong khi chi phí sản xuất cao, thị trường lại có quy mô nhỏ nên đã ảnh hưởng đến sự tối ưu hóa của nền kinh tế và sự phát triển của hoạt động sản xuất. Đây là bài toán luẩn quẩn khiến cho các hãng khá khó khăn khi tìm kiếm các nhà sản xuất nội địa đủ năng lực đáp ứng được mức chi phí rẻ nhưng phải đảm bảo chất lượng quốc tế để tham gia vào việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa với các dòng xe.

 

Dự báo của VAMA cho thấy, năm 2014 sẽ tăng trưởng khoảng 36% so với năm 2013. Đây là năm thứ 2, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam liên tiếp tăng trưởng sau 4 năm liền sụt giảm. Theo tôi, đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng trở lại khá ấn tượng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Về đầu trang

http://kienthuc.net.vn/lan-banh/doanh-so-o-to-nam-2014-se-can-moc-150-nghin-xenam-418536.html

 

4. TPHCM: Phát hiện lượng lớn hàng nhập lậu giấu trong phế liệu

(Hải Quan Online 25/11, Mục An ninh xuất nhập khẩu, tác giả Thu Hòa)

 

Ngày 26/11, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan TP.HCM kiểm tra, phát hiện một lượng hàng nhập lậu được cất giấu trong phế liệu. 

 

Lô hàng nhập khẩu nêu trên thuộc tờ khai hải quan số 100207400751/A11 của Công ty cổ phần QMT - JP Plastic. Theo khai báo trên tờ khai hải quan, hàng hóa nhập khẩu laf gần 12 tấn nhựa phế liệu và mẫu vụn nhựa từ plastic nhựa đã xử lý bảo vệ môi trường, xuất xứ Australia.

 

Kết quả kiểm tra phát hiện toàn bộ phế liệu nhựa đã qua sử dụng, dạng màng, bao, chưa băm cắt theo quy chuẩn quy định. Ngoài ra, doanh nghiệp không khai báo hải quan một lượng lớn hàng hóa, gồm 35 mặt hàng: hơn 500 kg sữa bột, hơn 700 cái quần áo đã qua sử dụng, kem dưỡng da, một số loại máy móc thiết bị, máy tính… Trong đó, phần lớn số hàng không thể hiện xuất xứ, một số thể hiện xuất xứ Trung Quốc, Australia.

 

Hiện Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3 lập biên bản chứng nhận vụ việc, chờ xác định trị giá lô hàng để lập biên bản vi phạm, xử lý.Về đầu trang

http://www.baohaiquan.vn/pages/hai-quan-tp-hcm-phat-hien-luong-lon-hang-nhap-lau-giau-trong-phe-lieu.aspx

 

6. An Giang: Bắt giữ 4,5 tấn đường nghi nhập lậu

(Hải Quan Online 25/11, mục An ninh xuất nhập khẩu, tác giả Đ.Nguyên)

 

Ông Nguyễn Văn Quang - Đội trưởng Đội Kiểm tra liên ngành cơ động tỉnh An Giang cho biết đang tiến hành xác minh lô đường kết tinh có dấu hiệu nhập lậu mà Đội này vừa bắt giữ.

 

Ngày 22/11, Đội kiểm tra liên ngành cơ động tỉnh An Giang dùng ca nô tổ chức kiểm soát tại khóm Vĩnh Tây 3-  phường Núi Sam, TP.Châu Đốc, phát hiện một xuồng máy đang chạy từ hướng chợ gò Tà Mâu (Campuchia) về Việt Nam.

 

Nghi vấn xuồng máy trên chở hàng hóa nhập lậu, Đội kiểm tra liên ngành đã yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Qua kiểm tra sơ bộ phát hiện trên phương tiện có chở đường cát trắng, trên bao bì có ghi chữ tiếng Việt.

 

Tại thời điểm kiểm tra, người vận chuyển là ông Trương Văn Lành (ngụ Khóm Vĩnh Chánh 1- phường Vĩnh Ngươn- TP.Châu Đốc- tỉnh An Giang) không xuất trình được hóa đơn chứng từ của lô hàng trên nên Đội kiểm tra liên ngành cơ động đã đem toàn bộ tang vật, phương tiện về trụ sở để kiểm tra. Qua kiểm tra, tổng số đường là là 90 bao (4.500 kg), không rõ nhãn hiệu và xuất xứ hàng hóa.

 

Ông Trương Văn Lành cho biết, số đường trên ông nhận chở thuê cho một người Campuchia (không rõ họ tên, địa chỉ), từ chợ gò Tà Mâu (Campuchia) với tiền công là 200.000 đ/chuyến.

 

Theo nhận định ban đầu, đây có thể là thủ đoạn của các đối tượng ngụy trang bằng cách thay bao bì từ bên kia biên giới để vận chuyển lậu đường Thái Lan về Việt Nam.Về đầu trang

http://www.baohaiquan.vn/pages/bat-giu-45-tan-duong-nghi-nhap-lau.aspx

 

7. Cao điểm chống gian lận thương mại

(Đại Đoàn Kết 26/11, mục KT-XH, tác giả N.Quang)

 

Tổng cục Thuế mới có văn bản yêu cầu Cục thuế các tỉnh, thành phố gia tăng quản lý thuế, chống gian lận thương mại từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.

 

Các địa phương cần tăng cường kiểm tra là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ; cùng các cửa khẩu, đường mòn, lối mở, cánh gà cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, khu vực tập kết hàng hoá gần biên giới của các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Lai Châu, Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Long An.Về đầu trang

VII. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

1. Triển lãm sản phẩm Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam 2014

(Người Lao Động 26/11, tr8C, tác giả B.Diệp)

 

Là một trong các chương trình được Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao và đưa vào chương trình trọng điểm xúc tiến thương mại quốc gia, Triển lãm sản phẩm Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam được tổ chức ở Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC) - 799 đại lộ Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP HCM từ ngày 3 đến 6-12.

 

Triển lãm sản phẩm Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam sẽ góp phần tạo nên cầu nối kinh tế và văn hóa, tăng cường sự hiểu biết, hợp tác trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng tham gia với hơn 50 doanh nghiệp, tập đoàn của Thổ Nhĩ Kỳ thuộc nhiều lĩnh vực sản phẩm khác nhau trong cơ cấu ngành hàng đa dạng của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Các hàng hóa tham gia triển lãm phong phú về ngành hàng và chủng loại: từ máy móc đến hóa chất, sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, đồ lưu niệm, thiết bị điện, điện tử, vật liệu xây dựng, ô tô, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm nhựa công nghiệp, nhựa gia dụng….Về đầu trang

VIII. HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1. Ukraine xem xét mua than của Việt Nam và Úc

(Tuổi Trẻ 26/11, mục Thế giới, tác giả Minh Trung)

 

Bộ Năng lượng và công nghiệp than Ukraine thông báo đang xem xét chuyện nhập than từ Việt Nam hoặc Úc để thay thế nguồn cung từ Nga.

 

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine Yury Zyukov tiết lộ cho hãng tin RBK-Ukraine.

 

“Có thể xem xét phương án Việt Nam hoặc Úc… Câu hỏi chỉ là giá cả như thế nào và thời điểm giao hàng. Cũng có thể chúng tôi sẽ chọn cả hai vì họ đều có than chất lượng T (thang đánh giá của Nga – hàm lượng carbon 90%)”, ông Yury Zyukov nói.

 

Ông Zyukov cũng lưu ý Ukraine sẽ không nhập than từ Mỹ.

 

“Khi người Mỹ chào hàng, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ hồi mùa hè và cái giá lên đến 130 USD. Giá này thậm chí chưa bao gồm vận chuyển và xử lý. Nó quá mắc”.

 

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yury Prodan trước đó cho biết giá chào hàng của các công ty than Mỹ và Úc cao hơn giá chào hàng của Nam Phi 15-20% cho loại than cùng chất lượng.

 

Từ chiều 21/11, Nga đã ngưng cung cấp than cho Ukraine, hiện vẫn chưa biết khi nào hoạt động này được nối lại. Về đầu trang

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20141126/ukraine-xem-xet-mua-than-cua-viet-nam-va-ucv/676593.html

 

2. Hai mặt hàng thực phẩm Việt bị cấm bán tại Úc

(Thanh Niên 26/11, tr7, tác giả Ng.Nga)

 

Theo thông tin từ Thương vụ VN tại Úc (Bộ Công thương), chỉ trong tháng 10 năm nay, VN đã có 2 mặt hàng vi phạm khi nhập khẩu vào Úc là tôm nấu chín vi phạm chất cấm Standard Plate Count và mì ăn liền vi phạm nhãn thành phần.

 

Hai mặt hàng này nằm trong 11 lô hàng thực phẩm được Bộ Nông nghiệp Úc kiểm soát và nhận định có nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng nếu sử dụng. Bộ Nông nghiệp Úc cho biết những lô hàng này sẽ không được phép bán tại Úc, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc.

 

Ngoài ra, các lô hàng nhập khẩu tiếp theo sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt 100% cho đến khi đạt chuẩn quy định của Úc.Về đầu trang

 

IX. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

1. Bổ sung danh mục máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được

(Thời Báo Ngân Hàng 25/11, mục doanh nghiệp – doanh nhân, tác giả LT)

 

Bộ Công Thương vừa có quyết định về việc bổ sung danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.

 

Theo đó, bổ sung hai mặt hàng thuộc mã HS 8428.10.10 là thang máy tải khách và thang máy tải giường bệnh nhân vào danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.

 

Được biết, danh mục này là căn cứ để các Bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện không khuyến khích nhập khẩu và hạn chế tiếp cận ngoại tệ.

 

Ngoài ra, danh mục này cũng là cơ sở để các Bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty nhà nước chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp lựa chọn sử dụng trong hoạt động đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước theo tinh thần Chỉ thị 494 của Thủ tướng ngày 20/4/2010. Về đầu trang

http://thoibaonganhang.vn/index.php/tin-tuc/5-bo-sung-danh-muc-may-moc--thiet-bi-trong-nuoc-da-san-xuat-duoc-27533.html

 

2. Ưu tiên đầu tư phát triển 58 công nghệ cao

(Khampha.vn 26/11, mục Khoa học – công nghệ, tác giả Dương Tùng)

 

Thủ tướng vừa phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

 

Theo đó, từ ngày 15/1/2015, sẽ ưu tiên đầu tư phát triển 58 công nghệ cao và khuyến khích phát triển 114 sản phẩm công nghệ cao.

 

Trong đó, một số công nghệ cao sẽ được ưu tiên đầu tư phát triển gồm: Công nghệ thiết kế, chế tạo các vi mạch điện tử tích hợp (IC); công nghệ trí tuệ nhân tạo; công nghệ điện tử linh hoạt (FE); công nghệ hàng không, vũ trụ; công nghệ thiết kế, chế tạo robot; công nghệ chiết trong sản xuất vật liệu siêu sạch ở quy mô công nghiệp; công nghệ vật liệu nano...

 

Một số sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển gồm: Phần mềm đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin ở mức cao; thẻ thông minh và đầu đọc thẻ thông minh; hệ thống thiết bị ngôi nhà thông minh; hệ thống điều khiển giao thông thông minh; hệ thống xét nghiệm tự động và đồng bộ; vệ tinh và thiết bị vệ tinh...

 

Trước đó, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 49 ngày 19/7/2010 phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

 

Tuy nhiên sau 4 năm thực hiện Quyết định này, một số công nghệ cao cũng như sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục cần phải bổ sung cập nhật và loại bỏ nhằm phù hợp với xu thế phát triển đối với lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam cũng như xu thế phát triển khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới.

 

Tại quyết định năm 2010, có 46 công nghệ cao thuộc nhiều lĩnh vực được ưu tiên đầu tư phát triển như: Công nghệ chế tạo hệ điều hành cho máy tính và các thiết bị di động; công nghệ truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh thế hệ thứ 2; công nghệ ứng dụng trong chuẩn đoán, giám định, điều trị; công nghệ vi sinh trong xử lý ô nhiễm môi trường; công nghệ vật liệu nano...

 

76 sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển gồm: Pin, ắc quy có hiệu năng cao cho các thiết bị thông tin và truyền thông; màn hình độ phân giải cao; module và các thiết bị điều khiển thiết bị đầu cuối 3G và mạng thế hệ sau; phần mềm đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bí mật thông tin ở mức cao...

http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/uu-tien-dau-tu-phat-trien-58-cong-nghe-cao-c7a294169.html Về đầu trang./.

 

 

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang