Thứ Năm, 28/03/2024 23:25:10 GMT+7

Tin đăng lúc 25-01-2022

Lượt xem: 1128

Điện thoại và linh kiện giữ ngôi 'quán quân' xuất khẩu với kim ngạch gần 58 tỷ USD

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy cả năm 2021, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 57,54 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020.
Điện thoại và linh kiện giữ ngôi 'quán quân' xuất khẩu với kim ngạch gần 58 tỷ USD
Dự báo xuất khẩu điện thoại và linh kiện sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2022. Ảnh Int

Trong đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang thị trường Trung Quốc đạt 15,18 tỷ USD, tăng 23%; sang thị trường Mỹ đạt trị giá 9,69 tỷ USD, tăng 10,3%; sang EU (27 nước) đạt 7,89 tỷ USD, giảm 9,1%... so với năm trước.


Hiện nay Samsung vẫn là tập đoàn sản xuất điện tử, điện thoại lớn nhất tại Việt Nam. Mặc dù trong năm 2021, ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới và Việt Nam, trong đó có ngành điện tử nhưng hoạt động của ngành sản xuất điện tử, điện thoại của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định. Điều này đã đưa kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng.

 

Cụ thể, doanh thu của Samsung Việt Nam đạt 74,2 tỷ USD tăng 14% so với với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD tăng 16% so với năm 2020.

 

Kết quả tăng trưởng về doanh thu và xuất khẩu như trên là do các nhà máy của Samsung đã nghiêm túc tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Chính phủ Việt Nam khi làn sóng COVID-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp từ cuối tháng 4/2021.

 

Hiện nay, Samsung đang xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển mới tại Hà Nội, với quy mô đầu tư lên tới 220 triệu USD, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển trung và dài hạn. Trung tâm R&D mới dự kiến sẽ khánh thành vào cuối năm 2022 và sẽ tập trung nghiên cứu những xu hướng công nghệ mới của thế giới như AI, Big Data, IoT...

 

Năm 2021, Việt Nam có 8 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD, bao gồm: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 57,54 tỷ USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 50,83 tỷ USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 38,34 tỷ USD; Hàng dệt may đạt 32,35 tỷ USD; Giày dép các loại đạt 17,75 tỷ USD; Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,81 tỷ USD; Sắt thép các loại đạt 11,8 tỷ USD; Phương tiện vận tải, phụ tùng đạt 10,62 tỷ USD.

 

TS. Lê Huy Khôi thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương - Bộ Công thương cho rằng, thị trường XNK hàng hóa của Việt Nam vẫn tiếp tục được mở rộng và đa dạng hóa, sẽ có xu hướng chuyển dịch thị trường hàng hóa theo chiều sâu dưới tác động của việc thực hiện các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và các hiệp định vừa ký kết UKVFTA.

 

"Việc thực hiện cam kết FTA với các nước châu Âu và các khu vực khác trên thế giới sẽ giúp phát triển thị trường XNK hàng hóa của Việt Nam trở nên đa dạng, cân bằng hơn và đạt hiệu quả tốt hơn". TS. Khôi nói.

 

Chuyên gia này dự báo, năm 2022, xuất khẩu nói chung và xuất khẩu điện thoại và linh kiện sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi kinh tế thế giới phục hồi. Hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam chịu ảnh hưởng của GDP thế giới, ước tính nếu GDP thế giới tăng 1% thì xuất khẩu của Việt Nam tăng khoảng 5%. Do vậy nếu GDP các nền kinh tế lớn tăng trưởng trung bình 4% trong năm sau thì xuất khẩu của Việt Nam cũng có thể dễ dàng đạt được khoảng 16-20%.

 

Theo Vnbusiness


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang