Thứ Năm, 25/04/2024 19:11:32 GMT+7

Tin đăng lúc 03-01-2016

Lượt xem: 4356

Doanh nghiệp Việt Nam trước vận hội AEC

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập với kỳ vọng tạo dựng một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao, phát triển đồng đều, và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
Doanh nghiệp Việt Nam trước vận hội AEC

AEC sẽ ưu tiên sáu yếu tố chủ chốt là: chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế khóa và thương mại điện tử; từng bước xóa bỏ hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan; chấp thuận các tiêu chuẩn và kinh nghiệm sản xuất, phân phối quốc tế tối ưu nhất. Những thủ tục hải quan và thương mại được tiêu chuẩn hóa, hài hòa và đơn giản hơn sẽ góp phần làm giảm chi phí giao dịch.

 

Đồng thời, AEC cũng xác định 12 lĩnh vực ưu tiên đẩy nhanh liên kết, đó là: hàng nông sản; ôtô; điện tử; nghề cá; các sản phẩm từ cao su; dệt may; các sản phẩm từ gỗ; vận tải hàng không; thương mại điện tử ASEAN; chăm sóc sức khỏe; du lịch; và logistics.

 

AEC sẽ hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) bằng cách giành lợi thế trong tiếp cận thông tin, tài chính, kỹ năng, phát triển nguồn nhân lực và công nghệ. AEC sẽ trở thành tâm điểm của ASEAN với vai trò chủ động tham gia cùng các đối tác FTA ASEAN và đối tác kinh tế bên ngoài trong việc đổi mới kiến trúc khu vực. Từng bước phát triển thị trường vốn, tự do hóa tài khoản vốn và tự do hóa dịch vụ tài chính; duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường tài chính thông qua việc điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô để phù hợp với mức độ phát triển của từng nước và tùy theo tình hình cụ thể mà từng nền kinh tế phải đối mặt; hài hòa hóa và công nhận lẫn nhau đối với các quy định về thị trường vốn; tăng cầu nội địa, cải cách cơ cấu, khuyến khích đầu tư tư nhân, ngăn ngừa hành vi độc quyền không lành mạnh; phát triển các kết nối giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông, năng lượng và các kết nối xuyên biên giới khác; xây dựng cơ chế trừng phạt hay các thiết chế khu vực quyền lực để xử lý các trường hợp không hợp tác hay không tuân thủ của các nước thành viên.

 

Thuận lợi chung cho các thành viên khi AEC có hiệu lực là tạo sự tự do di chuyển lao động có tay nghề của ASEAN và Việt Nam qua biên giới các nước thành viên, nhất là trong tám ngành nghề được thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương nội khối, gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ sư, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch (hiện tại, lực lượng lao động có tay nghề và kỹ năng, năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở Châu Á – Thái Bình Dương). AEC cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho tiếp cận thị trường 600 triệu dân, tổng GDP nội khối là 2.300 tỷ USD và cả thị trường của một số nước khác có các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs) riêng rẽ của ASEAN, như Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

 

ASEAN hiện là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba và là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai cho các doanh nghiệp Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 40 tỷ USD. Khi AEC thành lập, Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

 

Theo đó, tiếp cận thị trường của Việt Nam sẽ được cải thiện bởi môi trường thương mại hiệu quả, minh bạch và dễ dự đoán, cùng với việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu chi phí cho các giao dịch thương mại quốc tế sẽ góp phần tạo dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các DN nâng cao khả năng cạnh tranh. Cơ hội tiếp cận thị trường mới dành cho các nhà xuất khẩu ASEAN được mở rộng với việc loại bỏ các rào cản thương mại và dịch vụ.

 

Quy tắc xuất xứ linh hoạt, hiện đại, tính minh bạch hóa cao là một số trong nhiều yếu tố thuận lợi hóa. Thí dụ, trong ASEAN có chứng nhận xuất xứ hàng hóa, với 60% sản phẩm được sản xuất từ ASEAN thì được chứng nhận là sản phẩm trong ASEAN, do đó sẽ được hưởng lợi thế trong các hiệp định thương mại tự do trong ASEAN, nhất là thương mại liên quan đến hội nhập kinh tế.

 

Cắt giảm thuế quan là một thuận lợi giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN Việt Nam. Thuế suất trong ASEAN sẽ về từ 0% - 5%, nếu sản xuất để xuất khẩu thì sẽ không phải chịu thuế suất hoặc thuế suất thấp. Đồng thời, nhập khẩu máy móc cũng không phải chịu thuế suất, điều này sẽ tạo điều kiện cho việc hạ giá thành và tăng chất lượng của sản phẩm cũng như tăng tính cạnh tranh của hàng hóa.

 

Tham gia vào môi trường AEC, sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh cải cách trong nước, đặc biệt là hoàn thiện thể chế kinh tế và hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong bối cảnh mới, cũng như thúc đẩy các DN nâng cao khả năng cạnh tranh khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN. Đồng thời, Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào nền hành chính điện tử với việc Hiệp định khung e-ASEAN đã được ký kết bởi các nhà lãnh đạo ASEAN vào tháng 11-2000. Do đó, khuyến khích sự tăng trưởng của thương mại điện tử trong khu vực ASEAN, tự do hóa thương mại trong các sản phẩm công nghệ thông tin, dịch vụ và đầu tư, và phát triển một xã hội điện tử trong ASEAN, thúc đẩy xây dựng năng lực để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số trong từng nước thành viên ASEAN.

 

Hạ thấp hàng rào thuế quan còn 5-0% từ 2015-2018 vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn nhất đối với Việt Nam, bởi cơ cấu kinh tế Việt Nam và các thành viên AEC khá tương đồng, trong khi năng lực cạnh tranh về công nghệ và chất lượng sản phẩm lại có phần thấp hơn. Sự mở cửa thị trường cũng sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh trên sân nhà đối với hơn 30% doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chính phủ.

 

Viễn cảnh hàng hóa của các nước trong khối ASEAN tràn ngập thị trường Việt Nam mang lại cơ hội mua hàng giá rẻ cho người tiêu dùng, giúp kiềm chế tăng giá ngoại nhập, nhưng cũng là thách thức không dễ chịu qua của nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt có sức cạnh tranh thấp. Ngoài ra, Việt Nam cũng còn nhiều lúng túng trong xây dựng và vượt qua với các rào cản kỹ thuật nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.

 

Hiện thực hóa AEC là một quá trình dài hạn, và được hoàn thiện cùng với thực tế xây dựng, bổ sung và sửa đổi các bộ luật trong nước cũng như các cơ chế hợp tác khu vực để thích ứng tốt hơn với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

 

Không thụ động trước cơ hội và tự ti, phó mặc trước mọi thách thức mà AEC đặt ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần hành động một cách chủ động và tích cực, mang tính phối hợp và liên kết nhiều hơn; tập trung vào các ngành sản xuất mũi nhọn như giày dép, dệt may, điện tử, phần mềm và chế biến thực phẩm, hải sản… để một mặt, giữ vững thị trường trong nước; mặt khác, nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành công xưởng hoặc tham gia chuỗi cung ứng giá trị, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu sang các nước trong và ngoài AEC.

 

Quốc hội, Chính phủ, các địa phuơng và tổ chức hiệp hội kinh doanh cần phối hợp chặt chẽ với nhau, kết hợp chặt chẽ bàn tay nhà nước với bàn tay thị trường, coi trọng tính đồng bộ, hài hòa của các mục tiêu, loại công cụ chính sách và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển; kiểm soát tốt hơn độc quyền cả nhà nước và độc quyền tư nhân; trừng trị nghiêm khắc, kịp thời hơn những hành vi tham nhũng, cản trở hoạt động kinh doanh lành mạnh; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, xác định đúng và khai thác tốt các lợi thế và định huớng chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, sản phẩm, cải thiện năng lực đổi mới và công nghệ, nâng cao liên kết và sức cạnh tranh kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ...

 

Các biến động chính sách phải tường minh và có thể dự báo được trong xu hướng ổn định, nhất quán, phù hợp các nguyên tắc kinh tế thị trường và yêu cầu cam kết hội nhập, các thông lệ thế giới, cũng như các tín hiệu thị trường khách quan. Nâng cao chất lượng và sự đồng bộ văn bản luật; giảm thiểu các lạm dụng và hiện tượng “vận động hành lang”, “chạy chính sách”, “sự liên kết lợi ích nhóm” giữa doanh nghiệp độc quyền - ngân hàng - quan chức có liên quan để trục lợi và lũng đoạn thị trường, lãng phí các nguồn lực quốc gia.

 

Đặc biệt, cần tôn trong quy trình và yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường và cam kết hội nhập quốc tế, tăng cường kiểm toán độc lập, xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống chỉ tiêu hiệu quả và hệ số tín nhiệm; giảm điều hành nền kinh tế bằng các giải pháp hành chính kéo dài, thị trường nửa vời, hoặc ngược với quy trình thị trường; nâng cao chất lượng văn bản luật và các văn bản dưới luật, hướng dẫn thực hiện luật...

 

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo, phản biện và chủ động các phương án và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn các biến động kinh tế có thể; phân biệt rạch ròi giữa yêu cầu dự báo khách quan với mục tiêu chính sách và ý chí chủ quan. Coi trọng dự báo tác động hai mặt của chính sách theo yêu cầu quản lý kinh tế thị trường. Việc dự báo, đánh giá tác động hai mặt tích cực và tiêu cực cả về xu hướng định tính, lẫn về định lượng của việc áp dụng các chính sách và định mức cụ thể trong quá trình điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước là rất quan trọng, nhất là với những mặt hàng đầu vào nhạy cảm của đời sống kinh tế- xã hội đất nước.

 

Đồng thời, cần bảo đảm tính chuyên nghiệp và sự phối hợp ăn khớp cần có giữa các cơ quan chức năng và các loại công cụ dự báo, giữa công tác dự báo với công tác tổ chức thực hiện, thành lập bổ sung mạng lướiHiện thực hóa AEC là một quá trình dài hạn, và được hoàn thiện cùng với thực tế xây dựng, bổ sung và sửa đổi các bộ luật trong nước cũng như các cơ chế hợp tác khu vực để thích ứng tốt hơn với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

 

Không thụ động trước cơ hội và tự ti, phó mặc trước mọi thách thức mà AEC đặt ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần hành động một cách chủ động và tích cực, mang tính phối hợp và liên kết nhiều hơn; tập trung vào các ngành sản xuất mũi nhọn như giày dép, dệt may, điện tử, phần mềm và chế biến thực phẩm, hải sản… để một mặt, giữ vững thị trường trong nước; mặt khác, nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành công xưởng hoặc tham gia chuỗi cung ứng giá trị, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu sang các nước trong và ngoài AEC.

 

Quốc hội, Chính phủ, các địa phuơng và tổ chức hiệp hội kinh doanh cần phối hợp chặt chẽ với nhau, kết hợp chặt chẽ bàn tay nhà nước với bàn tay thị trường, coi trọng tính đồng bộ, hài hòa của các mục tiêu, loại công cụ chính sách và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển; kiểm soát tốt hơn độc quyền cả nhà nước và độc quyền tư nhân; trừng trị nghiêm khắc, kịp thời hơn những hành vi tham nhũng, cản trở hoạt động kinh doanh lành mạnh; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, xác định đúng và khai thác tốt các lợi thế và định huớng chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, sản phẩm, cải thiện năng lực đổi mới và công nghệ, nâng cao liên kết và sức cạnh tranh kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ...

 

Các biến động chính sách phải tường minh và có thể dự báo được trong xu hướng ổn định, nhất quán, phù hợp các nguyên tắc kinh tế thị trường và yêu cầu cam kết hội nhập, các thông lệ thế giới, cũng như các tín hiệu thị trường khách quan. Nâng cao chất lượng và sự đồng bộ văn bản luật; giảm thiểu các lạm dụng và hiện tượng “vận động hành lang”, “chạy chính sách”, “sự liên kết lợi ích nhóm” giữa doanh nghiệp độc quyền - ngân hàng - quan chức có liên quan để trục lợi và lũng đoạn thị trường, lãng phí các nguồn lực quốc gia.

 

Đặc biệt, cần tôn trong quy trình và yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường và cam kết hội nhập quốc tế, tăng cường kiểm toán độc lập, xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống chỉ tiêu hiệu quả và hệ số tín nhiệm; giảm điều hành nền kinh tế bằng các giải pháp hành chính kéo dài, thị trường nửa vời, hoặc ngược với quy trình thị trường; nâng cao chất lượng văn bản luật và các văn bản dưới luật, hướng dẫn thực hiện luật...

 

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo, phản biện và chủ động các phương án và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn các biến động kinh tế có thể; phân biệt rạch ròi giữa yêu cầu dự báo khách quan với mục tiêu chính sách và ý chí chủ quan. Coi trọng dự báo tác động hai mặt của chính sách theo yêu cầu quản lý kinh tế thị trường. Việc dự báo, đánh giá tác động hai mặt tích cực và tiêu cực cả về xu hướng định tính, lẫn về định lượng của việc áp dụng các chính sách và định mức cụ thể trong quá trình điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước là rất quan trọng, nhất là với những mặt hàng đầu vào nhạy cảm của đời sống kinh tế- xã hội đất nước.

 

Đồng thời, cần bảo đảm tính chuyên nghiệp và sự phối hợp ăn khớp cần có giữa các cơ quan chức năng và các loại công cụ dự báo, giữa công tác dự báo với công tác tổ chức thực hiện, thành lập bổ sung mạng lưới Hiện thực hóa AEC là một quá trình dài hạn, và được hoàn thiện cùng với thực tế xây dựng, bổ sung và sửa đổi các bộ luật trong nước cũng như các cơ chế hợp tác khu vực để thích ứng tốt hơn với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

 

Không thụ động trước cơ hội và tự ti, phó mặc trước mọi thách thức mà AEC đặt ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần hành động một cách chủ động và tích cực, mang tính phối hợp và liên kết nhiều hơn; tập trung vào các ngành sản xuất mũi nhọn như giày dép, dệt may, điện tử, phần mềm và chế biến thực phẩm, hải sản… để một mặt, giữ vững thị trường trong nước; mặt khác, nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành công xưởng hoặc tham gia chuỗi cung ứng giá trị, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu sang các nước trong và ngoài AEC.

 

Quốc hội, Chính phủ, các địa phuơng và tổ chức hiệp hội kinh doanh cần phối hợp chặt chẽ với nhau, kết hợp chặt chẽ bàn tay nhà nước với bàn tay thị trường, coi trọng tính đồng bộ, hài hòa của các mục tiêu, loại công cụ chính sách và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển; kiểm soát tốt hơn độc quyền cả nhà nước và độc quyền tư nhân; trừng trị nghiêm khắc, kịp thời hơn những hành vi tham nhũng, cản trở hoạt động kinh doanh lành mạnh; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, xác định đúng và khai thác tốt các lợi thế và định huớng chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, sản phẩm, cải thiện năng lực đổi mới và công nghệ, nâng cao liên kết và sức cạnh tranh kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ...

 

Các biến động chính sách phải tường minh và có thể dự báo được trong xu hướng ổn định, nhất quán, phù hợp các nguyên tắc kinh tế thị trường và yêu cầu cam kết hội nhập, các thông lệ thế giới, cũng như các tín hiệu thị trường khách quan. Nâng cao chất lượng và sự đồng bộ văn bản luật; giảm thiểu các lạm dụng và hiện tượng “vận động hành lang”, “chạy chính sách”, “sự liên kết lợi ích nhóm” giữa doanh nghiệp độc quyền - ngân hàng - quan chức có liên quan để trục lợi và lũng đoạn thị trường, lãng phí các nguồn lực quốc gia.

 

Đặc biệt, cần tôn trong quy trình và yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường và cam kết hội nhập quốc tế, tăng cường kiểm toán độc lập, xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống chỉ tiêu hiệu quả và hệ số tín nhiệm; giảm điều hành nền kinh tế bằng các giải pháp hành chính kéo dài, thị trường nửa vời, hoặc ngược với quy trình thị trường; nâng cao chất lượng văn bản luật và các văn bản dưới luật, hướng dẫn thực hiện luật...

 

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo, phản biện và chủ động các phương án và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn các biến động kinh tế có thể; phân biệt rạch ròi giữa yêu cầu dự báo khách quan với mục tiêu chính sách và ý chí chủ quan. Coi trọng dự báo tác động hai mặt của chính sách theo yêu cầu quản lý kinh tế thị trường. Việc dự báo, đánh giá tác động hai mặt tích cực và tiêu cực cả về xu hướng định tính, lẫn về định lượng của việc áp dụng các chính sách và định mức cụ thể trong quá trình điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước là rất quan trọng, nhất là với những mặt hàng đầu vào nhạy cảm của đời sống kinh tế- xã hội đất nước.

 

Đồng thời, cần bảo đảm tính chuyên nghiệp và sự phối hợp ăn khớp cần có giữa các cơ quan chức năng và các loại công cụ dự báo, giữa công tác dự báo với công tác tổ chức thực hiện, thành lập bổ sung mạng lưới các cơ quan có chức năng chuyên trách xây dựng, phản biện và đề xuất hoàn thiện các chính sách quản lý nhà nước các cấp từ T.Ư xuống các địa phương.

 

Bên cạnh đó, cần coi trọng các phản biện xã hội và các đánh giá tác động chính sách (định kỳ hoặc đột xuất) trước và sau khi ban hành do các tổ chức chuyên nghiệp và độc lập thực hiện theo đặt hàng của cấp có thẩm quyền khách quan; xây dựng hệ thống số liệu và dữ liệu thông tin chuyên ngành trực tiếp phục vụ công tác dự báo và quản lý kinh tế; khắc phục tình trạng phân tán, chia cắt, rời rạc, đóng băng và thiếu chuẩn hoá thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý thông tin; bổ sung các chỉ tiêu cần thiết phục vụ dự báo kinh tế vào hệ thống số liệu thống kê kinh tế chính thức hàng năm của ngành thống kê.

 

Coi trọng đào tạo, thu hút sử dụng và tôn vinh nhân tài, các doanh nhân, nguồn nhân lực trình độ cao và nâng cao chất lượng công tác cán bộ để những người xứng đáng nhất được lựa chọn vào những vị trí quan trọng nhất, từ đó cải thiện năng lực, hiệu quả bộ máy công quyền và hoạt động quản trị doanh nghiệp; cải tiến các đãi ngộ tương xứng với tài năng và đóng góp có ích cho xã hội của cá nhân; xây dựng, củng cố và phổ biến rộng rãi nhận thức về các giá trị xã hội chuẩn chung nhằm tạo sự đồng thuận xã hội rộng rãi trong nước và quốc tế, tạo thước đo tin cậy trong định hướng, đánh giá các hoạt động kinh tế – xã hội, xây dựng các thiết chế đủ hiệu lực bảo vệ, phát huy hiệu quả các nguồn lực và sức mạnh của quốc gia, của các địa phương và doanh nghiệp trong nước và quốc tế cho cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững... 

 

Theo Nguyễn Trần Minh Trí/nhandan.com.vn


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang