Thứ Ba, 16/04/2024 20:16:11 GMT+7

Tin đăng lúc 29-03-2021

Lượt xem: 939

Đọc huyền âm mộng nguyện

“Huyền Âm Mộng Nguyện” của tác giả Nguyễn Văn Long hiệu Giáng Long Thập Bát Chưởng Sư ấn phẩm ngày 5/1/2021 tại Nhà xuất bản Hội Nhà Văn Việt Nam là một tập thơ như lời tựa: “Viết lại theo tâm tưởng, suy tư với những thông điệp truyền tải tư duy ở hình thái nhìn nhận thế giới nhân sinh quan.
Đọc huyền âm mộng nguyện

“Thực  ra, qua 228 trang với hơn 100 bài tâm tư nỗi niềm, suy tưởng, chiêm nghiệm,  kiểm chứng  rồi  chính giác về thân phận và về cuộc đời hiện hữu và vô minh, vô thường tác giả đưa ta đến nhiều tâm thức, trí tuệ bát nhã về con người về cuộc đời huyễn hoặc và huyền ảo. Sống nhiều lúc như không sống và ngược lại. Sau nhiều lần đọc, với tôi, đấy là một sự chắt lọc của triết lý tam giáo Khổng- Lão- Phật đã tác tạo nên chân dung ấn phẩm Huyền Âm Mộng Nguyện. Những giãi bày qua trên 100 bài xuôi về một vùng thơ thì đây là một lối sống hài hòa, đơn giản, từ ái của một chưởng sư và người tu hành để tự chính giác gửi thông điệp tới người đọc.

 

    Vận theo Thiên số, vận theo mệnh Trời/ Cháu con vun Đức đời đời

 

               Ông bà Tiên hạc bay sang/ Du thần Tam giới, độ con cháu nhà

 

Đúng như tên gọi của tập thơ, tuy không khúc triết , định  mạch nhưng người đọc cảm nhận  được  rằng người viết đang ngầm định  một hiện thực hóa của hương tịnh tu hành: A. Nghi thức cầu an [ từ tâm, sống hòa hợp,  nhất dạ hiền giả, khấn nguyện,tu thiền }; B.Sám hôi { lậy Phật, từ bi sám hối }; C. Lễ  An vị Phật { thỉnh Phật, Phát nguyện. kinh lạy Thánh đế }; D. Ước vọng về cõi Niết bàn; E. Cầu nguyện { kinh nhật tụng, chúc phúc, cầu bình an cho con cháu và quê hương …}.

 

Suy rộng ra, từ suy tưởng, tâm tưởng và biện giải của tác  giả, có thể thấy nỗi niềm trắc ẩn  đã gửi gắm trong Thánh trí Bát nhã { ý thức về sự hiện hữu của con người và cuộc đời }: một là, tự  tại với tâm năng { không bị chi phối bởi cảm giác }; hai là,  sinh tử mang hạnh nguyện hóa độ chúng sinh, đến với chúng sinh bằng tâm  từ  bi  vô hạn, không phân biệt kẻ sang người hèn; ba là, dùng lực của Bồ Tát vô biên, vô hạn, vô lượng đạo lý để hóa độ. Bồ Tát thực hành Bát Nhã như thế nên thành tựu vô lượng công đức. Và vì thê Bồ Tát trở nên một vị thánh đầy uy lực, không một chướng ngại nào, khổ nạn nào có thể xâm phạm được nữa.

 

Xem như thế, rõ ràng tập thơ “Huyền Âm Mộng Nguyện của tác giả Nguyễn Văn Long- Huyền Âm Đạo Quán là lời “Thành tâm quỳ dưới Phật đài / Cúi đầu lậy Phật đón ngày mới sang” (Kinh Lời  Nguyện Cầu  buổi sáng)  Một nguyện cầu giấu ẩn như thế của tập thơ là rất đáng hoan nghênh và trân trọng trình làng.

 

 

Bề trên các vị thần tiên / Cửa trên khai sáng, phép riêng hạ phàm…Bước xưa duyên mộng hiện dần/ Hoa vàng chào nắng, chân mình ngộ không?

 

Riêng với tôi, từ trong tâm tưởng của một Phật tử chân truyền, tập thơ đạt được từ việc ứng dụng trí tuệ Bát Nhã, để vượt qua tất cả các khổ ách thì ít ra, các hành giả của Bát Nhã Tâm Kinh phải đạt được ở mức tương đối là xa lìa hết tất cả các vọng tưởng, những nỗi sợ hãi thầm kín bên trong hay những sợ hãi cụ thể bên ngoài, những tình trạng khủng bố do tự mình tạo ra hoặc người khác tạo ra. Tuệ giác Bát Nhã như một giấu ẩn, sẽ giúp cho ta trở thành người có bản lĩnh, nhưng không phải là ngoan cố liều mạng Do đó, không có bất cứ một biến cố nào trong cuộc đời có thể làm cho người đó bị xao động trước hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến dòng cảm xúc, thái độ, nhẫn nhục, hành động và tương quan xã hội của người đó nói chung.

 

Theo Vanhoadoanhnghiepvn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang