Thứ Tư, 24/04/2024 18:12:32 GMT+7

Tin đăng lúc 10-11-2021

Lượt xem: 1473

Dự án “Tuần hoàn rác thải vải trong ngành công nghiệp dệt may Việt Nam”

Đây là dự án do Công ty Tư vấn chiến lược Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam (CL2B) kết hợp với Reserve Resources (nền tảng theo dõi và quản lý chất thải dệt may) triển khai thực hiện.
Dự án “Tuần hoàn rác thải vải trong ngành công nghiệp dệt may Việt Nam”
Tái chế vải vụn trong ngành dệt may đã không còn là chuyện xa vời

Theo đó, dự án sẽ tập trung chủ yếu vào vải vụn trong công đoạn cắt, hình thành dựa trên những cam kết giữa những nhãn hàng và nhà sản xuất. Về mục tiêu, dự án này sẽ thiết lập một mạng lưới tái chế, hướng đến giảm thiểu những tác dộng môi trường của ngành công nghiệp (1kg bông cơ học tái chế tiết kiệm tối thiểu 2,5kg CO2, 960 lít nước và 2.6m2 đất sử dụng), tạo sự minh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng và hình thành ngành công nghiệp thời trang bền vững tại Việt Nam.

 

Để đạt được những mục tiêu này, Reserve Resource cam kết cung cấp một nền tảng theo dõi và quản lý nguồn chất thải dệt may. Nền tảng này sẽ giúp cho chuỗi cung ứng của dòng thải vải đến các nhà tái chế của nhà máy hiệu quả hơn, rút ngắn các giai đoạn, chi phí trung gian và theo dõi được đường đi cụ thể của nguồn thải vài. Công ty Tư vấn chiến lược Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam -đơn vị quản lý và vận hành dự án - sẽ liên kết các nhà sản xuất trong ngành công nghiệp dệt may trong nước, hình thành mạng lưới tái chế mới trong ngành công nghiệp dệt may, hướng đến xây dựng một ngành công nghiệp bền vững.

 

Với mong muốn đưa ít nhất 25 nhà máy trong ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam vào thực hiện dự án, CL2B và Reserve Resource hi vọng thu gom được nhiều nhất là 250 tấn/tháng vải vụn. Dự án cũng sẽ thực hiện việc thử nghiệm tái chế 500kg rác thải vải thành sợi vải tái chế, nhằm thử nghiệm, đánh giá ký thuật và chất lượng sợi tái chế trong từng công đoạn: xe sợi, dệt, hoàn thiện vải và may thành phẩm.

 

Mục tiêu của dự án là đặt tiền đề và nền tảng về bối cảnh, khoa học, kỹ thuật cần có để quản lý, thu hồi và tuần hoàn nguyên liệu dệt may; hướng tới mục tiêu phát triển bền vững số 9, số 17 và số 12, dự kiến sẽ được bắt đầu vào đầu năm 2022. Hiện nay, đội ngũ vận hành đang nhanh chóng làm việc với đa bên và kêu gọi sự tham gia của các nhãn hàng và nhà máy để cùng tiến tới bước thỏa thuận và đi vào thực hiện./.

 

PV


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang