Thứ Năm, 18/04/2024 21:29:37 GMT+7

Tin đăng lúc 15-01-2018

Lượt xem: 1494

Dự thảo Nghị định về xuất xứ hàng hóa: Tận dụng ưu đãi từ các FTA

Dự thảo Nghị định về xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương xây dựng, trình Chính phủ với nhiều điểm mới so với Nghị định số 19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa, được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa những ưu đãi về xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Dự thảo Nghị định về xuất xứ hàng hóa: Tận dụng ưu đãi từ các FTA
Dự thảo Nghị định với nhiều điểm mới, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ đã nghị định hóa các thủ tục hành chính (TTHC) quy định tại các thông tư trước đây và đưa vào dự thảo Nghị định với ba đổi mới, cải cách TTHC căn bản. Thứ nhất, gộp quy trình thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và C/O không ưu đãi từ hai thông tư khác nhau thành một quy trình thủ tục chung để thống nhất quản lý và tạo thuận lợi cho thương nhân khi đề nghị cấp C/O. Thứ hai, bỏ yêu cầu giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa trong hồ sơ đề nghị cấp C/O. Thay vào đó là Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu, hàng hóa có xuất xứ được sản xuất tại Việt Nam trong trường hợp nguyên liệu, hàng hóa đó được sử dụng trong công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác. Thứ ba, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro trong quá trình cấp C/O thông qua phân luồng thương nhân đề nghị cấp C/O, góp phần giải quyết thủ tục nhanh chóng hơn cho thương nhân theo tinh thần cải cách TTHC.

 

Với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu (NK), Điều 25 có 3 điểm sửa đổi so với quy định trước đây. Cụ thể, đối với hàng hóa có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe; hàng hóa NK từ các nước thuộc diện đang áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, hạn ngạch thuế quan và hàng hóa thuộc chế độ quản lý NK theo luật Việt Nam và điều ước quốc tế, việc cấp C/O NK được thực hiện theo các danh mục hàng hóa do Bộ quản lý chuyên ngành trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương để công bố. Bên cạnh đó, xóa bỏ quy định phải nộp C/O NK đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên WTO được Việt Nam cho hưởng ưu đãi theo thuế suất tối huệ quốc. Ngoài ra, một số FTA cho phép thương nhân nộp C/O sau thời điểm làm thủ tục nhập khẩu và trong thời hạn hiệu lực của C/O (trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp). Vì vậy, dự thảo Nghị định bỏ quy định bắt buộc nộp C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan. 

 

Với việc cấp C/O cho hàng hóa gửi kho ngoại quan chờ xuất khẩu (XK) và cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (khoản 5, Điều 15 và Điều 19), Cục Xuất nhập khẩu nêu rõ, mặc dù Nghị định số 19/2006/NĐ-CP đã có quy định về thủ tục cấp C/O cho hàng hóa gửi kho ngoại quan chờ XK nhưng đối tượng đề nghị cấp C/O chỉ giới hạn là thương nhân Việt Nam. Để góp phần phát triển hoạt động kinh doanh kho ngoại quan, tận dụng lợi thế cảng biển, vị trí địa lý để trở thành trung tâm trung chuyển, phân phối hàng hóa của khu vực, dự thảo Nghị định quy định mở rộng đối tượng, cho phép thương nhân nước ngoài được đề nghị cấp C/O trong trường hợp hàng hóa gửi kho ngoại quan chờ XK.

 

Theo Cục Xuất nhập khẩu, các FTA Việt Nam đã ký kết có nhiều quy định khác nhau và có tính kỹ thuật về xuất xứ hàng hóa, nên thương nhân, đội ngũ làm dịch vụ kê khai xuất xứ hàng hóa và cơ quan, tổ chức cấp C/O cần được trang bị đầy đủ kiến thức, nghiệp vụ. Vì vậy, dự thảo nghị định nêu rõ đào tạo kiến thức, nghiệp vụ C/O là một trong các chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương.

 

Nguồn Báo Công Thương


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang