Thứ Năm, 25/04/2024 18:03:25 GMT+7

Tin đăng lúc 16-01-2020

Lượt xem: 2514

Giá mua điện mặt trời nối lưới giảm còn 1.620 đồng/kWh

Mức giá điện mặt trời đề xuất mới thấp hơn từ khoảng 1,7 - 2,3 UScent/kWh so với thời điểm trước ngày 30/6/2019...
Giá mua điện mặt trời nối lưới giảm còn 1.620 đồng/kWh
So với giá mua điện áp dụng trước 30/6/2019 (mức chung là 9,35 cent một kWh), giá mua dự án điện mặt trời nối lưới giảm đáng kể.

Theo dự thảo Quyết định cơ chế giá khuyến khích cho điện mặt trời sau ngày 30/6/2019 vừa được Bộ Công Thương trình Thủ tướng, giá loại năng lượng này lại được đề xuất chỉ còn một vùng. 

 

Lý do Bộ Công Thương đề xuất mức giá này là nhằm áp dụng cơ chế phát triển điện mặt trời bền vững, phù hợp với xu hướng giá công nghệ giảm, giảm sức ép tăng giá điện bán lẻ và hệ thống điện mặt trời áp mái chủ yếu tập trung ở phía Nam (chiếm 73%).

 

Theo đó, giá với điện mặt trời nổi là 7,69 cent một kWh, tương đương 1.758 đồng. Còn điện mặt trời mái nhà là 8,38 cent (1.916 đồng) một kWh. 

 

Dự án điện mặt trời nối lưới có giá cố định 7,09 cent một kWh, tương đương 1.620 đồng một kWh, với dự án đã ký hợp đồng mua bán điện, đã và đang triển khai thi công xây dựng trước ngày 23/11/2019 và vận hành thương mại giai đoạn 1/7/2019 đến hết năm 2020. Giá mua điện này chưa gồm thuế VAT, biến động tỷ giá VND/USD và có hiệu lực trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. 

 

So với giá mua điện áp dụng trước 30/6/2019 (mức chung là 9,35 cent một kWh), giá mua dự án điện mặt trời nối lưới giảm đáng kể. 

 

Riêng với tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước 1/1/2021 với tổng công suất không quá 2.000 MW là 9,35 cent một kWh (khoảng 2.086 đồng một kWh). Giá này chưa gồm thuế VAT, biến động tỷ giá và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành. 

 

Các dự án điện mặt trời khác sẽ xác định giá thông qua đấu thầu. Bộ Công Thương cho biết, đang phối hợp với các bộ, ngành và tổ chức quốc tế xây dựng cơ chế đấu thầu phát triển điện mặt trời, báo cáo Thủ tướng xem xét, ban hành làm cơ sở thực hiện với các dự án còn lại.

 

Cũng theo Bộ Công Thương, điều kiện cơ sở về dự án đã và đang thi công được xem xét theo quy định Nghị định 59 về quản lý đầu tư xây dựng. Vì thế, giá cố định 7,09 cent một kWh chỉ áp dụng với dự án đã có hợp đồng mua bán điện, kịp vào vận hành trong năm 2020. 

 

"Việc bổ sung thêm dự án vào chậm sau 2020 vẫn tiếp tục được hưởng giá FIT có thể dẫn tới sự hiểu sai về định hướng chính sách", Bộ Công Thương đánh giá. 

 

Thống kê của cơ quan này, có 7 dự án điện mặt trời đủ điều kiện hưởng mức giá 7,09 cent, với tổng công suất 320 MW. Vì vậy, để tiếp tục khuyến khích loại hình đầu tư này, EVN kiến nghị duy trì mức giá trên đến hết năm nay.

 

Hiện còn 44 dự án điện mặt trời đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch với tổng công suất 3.668,9 MWp. Trong đó, các dự án có chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 có tổng công suất 2.964,9 MWp, song chỉ có 1.930,7 MWp có hợp đồng mua bán điện được ký trước ngày 23/11/2019.

 

Ngoài ra, có 22 dự án điện mặt trời khác với tổng công suất hơn 1.500 MWp đã được Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bổ sung quy hoạch điện, nhưng chưa có kết luận cuối cùng. Trong số này, đáng chú ý là các dự án quy mô lớn muốn đặt tại Ninh Thuận đang được hưởng giá điện 9,35 UScents/kWh tới hết năm 2020 như Trung Nam (450 MW), Phước Hữu 2 (230 MW).

 

Với thực trạng này, việc sớm có giá điện mặt trời mới chính thức áp dụng sau thời điểm ngày 1/7/2019 được các nhà đầu tư rất chờ đợi.

 

Theo Enternews


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang