Thứ Sáu, 19/04/2024 17:00:48 GMT+7

Tin đăng lúc 11-06-2021

Lượt xem: 909

Hà Nội đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19

Thời gian qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản của người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp. Nhằm đẩy mạnh khâu tiêu thụ, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã và đang tích cực hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp bán hàng qua các kênh phân phối hiện đại, qua đó đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch bệnh.
Hà Nội đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19
Giới thiệu sản phẩm tại Ngày hội livestream đặc sản OCOP Hà Nội, ngày 6-6

Đa dng hóa kênh phân phi

 

Giám đốc Hợp tác xã Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý (huyện Đan Phượng) Đặng Thị Cuối cho biết, hiện nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các trường học, bếp ăn tập thể, nhà hàng phải đóng cửa, nên việc tiêu thụ rau của hợp tác xã gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thông qua hình thức bán hàng trực tuyến (online), tình hình tiêu thụ rau của hợp tác xã bắt đầu ổn định, trung bình mỗi ngày tiêu thụ được 2-3 tạ rau.

 

Còn theo Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả an toàn, du lịch làng nghề sinh thái Tâm Anh (huyện Phú Xuyên) Đào Thị Lương, với sự hỗ trợ của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, mỗi ngày hợp tác xã bán được 2 tạ rau an toàn. Cùng với đó, hợp tác xã đẩy mạnh bán hàng online, đặc biệt thông qua các hội, nhóm kết nối trên mạng xã hội Facebook.

 

Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn thông tin, nhằm chủ động phát triển thị trường nông sản, Sở đã phối hợp với các sở, ngành liên quan, chính quyền các quận, huyện, thị xã, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường công tác kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn trên địa bàn Thủ đô và các tỉnh, thành phố. Sở cũng phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội hỗ trợ giới thiệu kết nối, tiêu thụ nông, thủy sản cho các địa phương có khó khăn tiêu thụ trong mùa vụ, đặc biệt là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

 

Cụ thể, Sở NN&PTNT Hà Nội đã kết nối với các chuỗi siêu thị: Central Group, MM Mega Market, Vinmart, BRG... tiêu thụ hơn 130 tấn gà đồi Chí Linh (tỉnh Hải Dương); 56.000 tấn xoài và 98.000 tấn nhãn của tỉnh Sơn La; hơn 12.000 tấn rau, củ, trái cây, thủy sản của các tỉnh: Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Giang; hỗ trợ giới thiệu, tiêu thụ hành tím Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng)...

 

“Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp Thủ đô tổ chức kết nối trực tiếp nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng trên địa bàn thành phố; tổ chức giới thiệu, quảng bá, kết nối trên chợ thương mại điện tử (https://chonhaminh.gov.vn). Nhiều nông sản thực phẩm các địa phương được các đơn vị Hà Nội hỗ trợ đẩy mạnh xây dựng, quảng bá thương hiệu đã được doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi thực phẩm, nhà hàng, khách sạn kết nối tiêu thụ, quảng bá người tiêu dùng Thủ đô biết đến, ưu tiên lựa chọn, các sản phẩm được doanh nghiệp, siêu thị Hà Nội hỗ trợ kết nối, tiêu thụ”, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho biết thêm.

 

Sn xut theo nhu cu ca th trường

 

Để ổn định tình hình tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, theo Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch Biggreen Nguyễn Tiến Hưng, các sở, ngành cần tham mưu thành phố có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm về vốn và lãi suất ưu đãi, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, đồng hành lâu dài với nông dân, các hợp tác xã... Các địa phương theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình sản xuất, nguồn cung, tiêu thụ nông sản trong nước, diễn biến cung cầu thị trường nông sản, đặc biệt là sản phẩm trồng trọt đang vào vụ thu hoạch, sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, trứng bị dồn ứ cục bộ do ảnh hưởng của dịch bệnh (nhà hàng, khu công nghiệp, trường học, bếp ăn tập thể đóng cửa) để những doanh nghiệp như Biggreen chủ động hơn trong khâu thu mua.

 

Dưới góc độ chính quyền địa phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Kim Loan cho biết, huyện yêu cầu các xã, thị trấn trên địa bàn, các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm các kế hoạch về sản xuất, mùa vụ, theo dõi nắm bắt diễn biến thời tiết, tình hình dịch bệnh để kịp thời xây dựng và đề xuất các phương án ứng phó; ưu tiên việc lưu thông hàng hóa để phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn; tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát đối với hành vi ép giá bán nông sản để trục lợi...

 

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ thông tin, thời gian tới, ngành Nông nghiệp Thủ đô tiếp tục phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại du lịch thành phố Hà Nội đẩy mạnh triển khai Chương trình liên kết vùng, hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố, như: Hỗ trợ giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố, đặc biệt sản phẩm có nguy cơ dư cung trong các mùa vụ; hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp phân phối, chế biến để tiêu thụ, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng...
 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, Hà Nội là địa phương có khối lượng tiêu thụ nông sản lớn nhất cả nước, nên Sở NN&PTNT Hà Nội cần tham mưu UBND thành phố Hà Nội tổ chức họp trực tuyến với 21 tỉnh, thành phố trong Ban điều phối cung ứng nông sản, thực phẩm cho Thủ đô. Đồng thời, xây dựng kế hoạch phối hợp xây dựng các chuỗi liên kết khép kín nhằm tiêu thụ nông sản, thực phẩm ổn định, hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh.

Theo Hanoimoi.com.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang