Thứ Sáu, 19/04/2024 07:10:53 GMT+7

Tin đăng lúc 02-06-2018

Lượt xem: 4860

Hao tiền, tốn của kèm nguy cơ ngộ độc 'chết người' vì ham mua sơn giá rẻ

Việc bạn mua phải sơn giả không những tốn tiền, tốn công mà còn khiến công trình bị ảnh hưởng, sức khỏe suy giảm, còn có nguy cơ ngộ độc chì và thủy ngân.
Hao tiền, tốn của kèm nguy cơ ngộ độc 'chết người' vì ham mua sơn giá rẻ
 Lựa chọn những cơ sở sơn uy tín để tránh mua phải sơn giả. Ảnh minh họa

Thị trường sơn giả lộng hành bằng nhiều chiêu thức tinh vi khiến người tiêu dùng rất khó phát hiện. Nếu sử dụng sơn giả hay các loại sơn giá rẻ không đảm bảo chất lượng sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho cả công trình và người sử dụng.

 

Dưới đây là 3 phương pháp gian thương thường sử dụng để làm sơn giả, sơn kém chất lượng bán ra thị trường hòng kiếm lời bất chính:

 

Sơn giả - Thùng thật               

 

Thùng thật sơn giả là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Những người buôn bán không có uy tín chấp nhận bỏ ra một khoản tiền nho nhỏ để mua các thùng sơn thật ở công trình xây dựng về sau đó bỏ sơn giả vào. Thậm chí có một số người còn làm giả từ thiết kế bao bì, logo giống thật đến 99% khiến người tiêu dùng rất khó để phân biệt.

 

Bên cạnh đó, gian thương còn có chiêu thức mua sơn giá rẻ về sau đó đổ vào trong thùng sơn cao cấp và tung ra ngoài thị trường, loại sơn này rất khó bị phát hiện và thường chỉ những người hiểu về sơn mới có thể phát hiện.

 

Dùng hóa chất để sản xuất sơn giả

 

Để thực hiện điều này, gian thương sử dụng hóa chất tự pha chế, đóng thùng và đưa ra bên ngoài thị trường. Do trình độ của những người này không cao nên tỉ lệ pha chế thường không đảm bảo, sơn sau khi sử dụng một thời gian ngắn sẽ xảy ra sự cố, bong tróc thành nhiều mảng.

 

Rút bớt sơn xịn

 

Hình thức này dùng 10 đến 15% lượng sơn ở trong thùng xịn để chuyển sang một thùng mới. Như vậy gian thương sẽ có được thêm một số lượng thùng sơn khác bán lấy lợi nhuận. Cứ khoảng 7 - 9 thùng ban đầu thì người bán sẽ “lãi” được 1 thùng sơn khác.

 

Tác hại của sơn giả, sơn kém chất lượng

 

Những loại sơn giả, sơn nhái, sơn kém chất lượng thường không đảm bảo đủ đặc tính hóa học về chất lượng, thường chứa nhiều chì và thủy ngân trong kỹ thuật pha chế màu.

 

Theo TS Keith Prowse, Quỹ Phổi Anh, hít phải mùi sơn có thể làm bệnh hen và xoang thêm trầm trọng làm trầm trọng thêm sơn hen suyễn và viêm xoang. Bởi vì các dung môi được hấp thụ vào phổi sẽ vào máu và có thể gây đau đầu, chóng mặt. Nếu ở quá lâu trong 1 căn phòng vừa sơn không có thông gió thì có thể gây mất trí nhớ trong giây lát.

 

Khi hít phải các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) trong sơn, chúng có thể gây kích thích mắt, mũi, họng. Với số lượng lớn, nghiên cứu trên động vật cho thấy có sự liên quan của những chất này với các dị tật bẩm sinh, ung thư và nguy cơ tổn thương hệ thần kinh trung ương.

 

Các thợ sơn chuyên nghiệp phải đối mặt với nhiều nguy cơ nhất. Họ có 20% nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, theo tổ chức Y tế thế giới.

 

Ngoài ra, việc tiếp xúc nhiều với sơn nhiễm chì còn có thể khiến con người bị ngộ độc chì. Dấu hiệu ngộ độc chì thường xuất hiện rất âm thầm, chỉ khi nào lượng tích tụ lớn, bệnh mới rõ rệt, nhưng triệu chứng khó phát hiện. Ở trẻ em, tình trạng nhiễm độc chì cấp tính khiến bệnh nhân trở nên cáu kỉnh, kém tập trung, ói mửa, dáng đi không vững, lên cơn kinh phong.

 

Nhận biết sơn giả

 

Để phân biệt sơn giả - thật, cách thông thường là so sánh thùng sơn và bao bì. Sơn giả nặng hơn vì thường cho nhiều bột đá, bao bì in nhoè không sắc nét, nắp thùng khó mở còn vỏ thùng thì giòn và dễ vỡ.

 

Về chất sơn, khi quết ra đầu ngón tay sơn giả sẽ có cảm giác gợn. Sơn giả độ bền tất nhiên là không cao, do pha tạp nhiều nên sau một thời gian ngắn sẽ có hiện tượng ố màu.

 

Rất nhiều hãng sơn như Jotun; Galaxy, Dulux, Everest, Mykolor… đều chống hàng giả bằng cách làm ra những chiếc thùng sơn đặc biệt giúp khác hàng phân biệt được đâu là hàng giả, đâu là hàng thật. Với Dulux và Maxilite của AkzoNobel nhà sản xuất đã đưa ra lớp cào phủ bạc trên tem để lấy mã an ninh rồi soạn tin nhắn xác thực gửi về tổng đài. Nhãn hiệu Kova đưa ra một số đặc điểm như màu sắc hàng thật là trắng xanh, hàng giả là trắng đục; màu in sắc nét, đậm và in chuyển nhiệt, còn trên hàng giả là dùng công nghệ in khung lụa nên không sắc nét.


Theo Vietq


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang