Thứ Sáu, 19/04/2024 20:30:54 GMT+7

Tin đăng lúc 01-05-2014

Lượt xem: 5484

Hoạt động khuyến công Lâm Đồng: Ưu tiên sản xuất sạch hơn

Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và hoàn thiện cơ chế, chính sách về công tác khuyến công để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Tỉnh, triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về khuyến công, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 ban hành Quy chế quản lý hoạt động khuyến công trên địa bàn Tỉnh.
Hoạt động khuyến công Lâm Đồng: Ưu tiên sản xuất sạch hơn

Trên cơ sở nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công và Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương, Quy chế quản lý hoạt động khuyến công trên địa bàn của tỉnh Lâm Đồng đã cụ thể hóa các nội dung vào thực tế của địa phương.

 Theo đó, việc triển khai, thực hiện các chương trình, đề án khuyến công đảm bảo theo nguyên tắc: Về địa bàn, ưu tiên theo thứ tự: Các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Các huyện nghèo theo Quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Các xã trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.

 Về ngành nghề, ưu tiên theo thứ tự: (i) Các chương trình đề án hỗ trợ phát triển các SPCNNTTB đã được cấp giấy chứng nhận; sản phẩm thuộc chương trình phát triển sản phẩm CN chế biến nông - lâm - thủy sản; CN chủ lực, CN mũi nhọn, CN trọng điểm của địa phương, sản xuất các sản phẩm đã có hợp đồng xuất khẩu hoặc cung ứng cho đơn vị khác sản xuất sản phẩm xuất khẩu; các đề án sử dụng >50% tổng giá trị nguyên liệu chính cung cấp từ trong tỉnh, sử dụng từ 50 lao động trở lên; áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp; (ii) Các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển công nghiệp cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp hỗ trợ (theo QĐ 1483/QĐ-TTg ngày 28/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

 Việc xét ưu tiên được thực hiện: Ưu tiên phân bổ kế hoạch kinh phí khuyến công hàng năm theo địa bàn trước sau đó xét đến ưu tiên về ngành nghề; Đối với hoạt động sản xuất sạch hơn không xét thứ tự ưu tiên về địa bàn và ngành nghề mà xét trên hiệu quả và tính cấp thiết của đề án.

 Tỉnh Lâm Đồng cũng tiếp tục việc hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương theo 02 hình thức: Hỗ trợ không thu hồi kinh phí và hỗ trợ có thu hồi kinh phí. Đối với hình thức hỗ trợ kinh phí khuyến công có thu hồi, chủ yếu thực hiện cho việc hỗ trợ phần nhà xưởng, mua máy móc thiết bị; thực hiện của các cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động trong các ngành nghề được quy định trong Quy chế này (đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN, sản xuất sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, áp dụng sản xuất sạch hơn).

 Quy chế cũng quy định, hàng năm chậm nhất đến ngày 15 tháng 10, các đối tượng trong quy định được thụ hưởng chính sách khuyến công có nhu cầu được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công cho năm sau đăng ký hồ sơ đề nghị hỗ trợ tại Phòng Kinh tế các huyện, Phòng kinh tế thành phố Bảo Lộc và Đà Lạt để tổng hợp và chuyển đến Trung tâm khuyến công thuộc Sở Công Thương trước ngày 30 tháng 10. Đồng thời chậm nhất đến này 15 tháng 12 hàng năm Sở Công Thương Lâm Đồng tổ chức thẩm định cụ thể các đề án khuyến công, lập biên bản thẩm định, tổng hợp hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương hoặc trình Bộ Công Thương phê duyệt kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia (thông qua Cục CNĐP).

 Quy chế quản lý hoạt động khuyến công của tỉnh Lâm Đồng cũng hướng dẫn đầy đủ về điều kiện được hỗ trợ kinh phí khuyến công; việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ; giải ngân và thanh quyết toán kinh phí khuyến công; … Đồng thời cũng nêu cụ thể trách nhiệm của chủ đề án khuyến công và của Trung tâm khuyến công.

Cục CNĐP


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang