Thứ Sáu, 29/03/2024 13:29:30 GMT+7

Tin đăng lúc 28-05-2016

Lượt xem: 4782

Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Công tác khuyến công – đòn bẩy thúc đẩy phát triển CN - TTCN

Nhằm khuyến khích phát triển CN - TTCN, thời gian qua, UBND huyện Bố Trạch đã hoàn thiện các cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm; hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu, chủ lực phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng địa phương trên cơ sở khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng hoạt động của các cơ sở sản xuất CN - TTCN tại các xã, thị trấn.
Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Công tác khuyến công – đòn bẩy thúc đẩy phát triển CN - TTCN
Nghề đóng tàu tại Quảng Bình

Huyện Bố Trạch hiện có 7 làng nghề, 2 làng nghề truyền thống và hơn 3.500 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Thời gian qua, hoạt động khuyến công trên địa bàn huyện Bố Trạch được đặc biệt chú trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển CN-TTCN của địa phương. Năm 2015, giá trị sản xuất CN – TTCN trên địa bàn huyện tăng gấp 1,67 lần so với năm 2011; giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân 13,43%.

           

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy, sản xuất CN - TTCN của huyện hiện vẫn chưa có ngành mũi nhọn; Quy mô sản xuất nhỏ, một số có quy mô cấp gia đình và làm theo đơn hàng, chưa tự thiết kế mẫu mã hay tạo ra sản phẩm đặc trưng; Nguồn vốn nhỏ, chưa đủ sức ký được những đơn đặt hàng lớn dẫn đến khó cạnh tranh với thị trường; Trình độ kỹ thuật của các cơ sở CN - TTCN còn thấp về cả sản phẩm, thiết bị lẫn công nghệ nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Từ thực tế hoạt động của các cơ sở, đối chiếu với chính sách của huyện, Phòng Kinh tế - Hạ tầng đã hướng dẫn các xã, thị trấn chỉ đạo các cơ sở xây dựng dự án phù hợp kế hoạch phát triển KTXH của địa phương, phù hợp với năng lực thực hiện của cơ sở để xét vay vốn khuyến công. Theo đó, trong vòng 3 năm trở lại đây từ nguồn vốn khuyến công đã hỗ trợ 41 cơ sở với tổng kinh phí 641 triệu đồng, trong đó tập trung vào các ngành nghề như tập huấn mây tre đan, kỹ thuật chế biến nước mắm, may nón lá, đá lạnh, đóng tàu, nước uống đóng chai, cơ khí, chế biến hải sản, doanh nghiệp đầu mối... Qua đó, giúp các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ, thu hút và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ, xây dựng nông thôn mới, đồng thời góp phần tăng giá trị sản xuất CN - TTCN của địa phương.

           

Ông Trần Công Thanh, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Bố Trạch cho biết: “Tính riêng từ năm 2013 đến nay, chương trình khuyến công đã đem lại hiệu quả thiết thực, khi các cơ sở sản xuất CN-TTCN tăng lên đáng kể cả số lượng và chất lượng, thu hút được nhiều lao động ở nông thôn với ngành nghề đa dạng; đặc biệt là đã góp phần củng cố và phát triển các nghề truyền thống như nón lá, chế biến thủy hải sản, nước mắm, nghề mộc, xây dựng”.

           

Từ những kết quả hoạt động cho thấy công tác khuyến công đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Để nâng cao chất lượng hoạt động khuyến công, trong thời gian tới huyện Bố Trạch chủ trương phát triển nhanh các ngành có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh, tiến tới vươn ra thị trường ngoại tỉnh và xuất khẩu.

 

Nguyễn Hoa


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang