Thứ Ba, 23/04/2024 18:34:06 GMT+7

Tin đăng lúc 09-07-2019

Lượt xem: 1410

Huyện Thái Thụy (Thái Bình): Hướng đi mới cho phát triển công nghiệp nông thôn

Cần khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư và làm chủ máy móc, thiết bị tiên tiến, phục vụ phát triển kinh tế - công nghiệp nông thôn.
Huyện Thái Thụy (Thái Bình): Hướng đi mới cho phát triển công nghiệp nông thôn
Máy cày kubota L4202 bánh lồng

Tại xã Thái Hà 2, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp tỉnh (TTKC-TVPTCN) đã phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Thái Thụy tổ chức tập huấn, hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành máy cơ khí nông nghiệp cho người dân, khóa học diễn ra từ ngày 07/3 đến ngày 13/3 năm 2019.

 

Tham dự khai giảng khóa học có Lãnh đạo TTKC-TVPTCN tỉnh Thái Bình; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành đoàn thể của tỉnh; Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Thái Thụy; chính quyền xã Thái Hà 2; các giảng viên là kỹ sư, thợ kỹ thuật bậc cao cùng với gần 40 học viên tham dự khóa học.

 

Khai mạc lớp học, bà Nguyễn Thị Diễm - Phó Giám đốc TTKC-TVPTCN tỉnh Thái Bình đặt kỳ vọng: Trong thời gian diễn ra khóa học, hy vọng các học viên sẽ gặt hái được nhiều những kiến thức mà các giảng viên truyền đạt, qua đó, làm chủ được các loại máy móc, thiết bị tiên tiến. Quá trình vận hành và ứng dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến một cách thuần thục để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhằm khai thác hết công suất các thiết bị, máy móc mà người dân đầu tư, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, làm giảm sức lao động cho người nông dân. Các học viên sẽ được hướng dẫn sâu cả lý thuyết và thực hành trên máy về quy trình sử dụng, sửa chữa những hỏng hóc trong quá trình vận hành máy móc, đây là những kiến thức cần thiết cho những người “nông dân” thường xuyên tiếp xúc với thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

 

Trao đổi với chúng tôi, Ông Nguyễn Hữu Kháng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thái Hà rất phấn khởi và thay mặt người nông dân trong xã cảm ơn TTKC-TVPTCN, các cơ quan, ban ngành của tỉnh Thái Bình, huyện Thái Thụy đã đến và chia sẻ, giúp đỡ những người nông dân địa phương những kiến thức quý báu. Đồng thời nhấn mạnh: “Có được khóa học này, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần để học, hỏi, tìm tòi những kinh nghiệm từ các thầy giáo, những người có kinh nghiệm sửa chữa, vận hành máy móc, thiết bị… giúp chúng tôi biết cách sử dụng, sửa chữa máy móc được thuần thục, tránh được những hỏng hóc không đáng có xảy ra”.

 

 

 

Các buổi tập huấn đã giúp người dân tiếp thu được nhiều kiến thức trong vận hành máy móc - thiết bị tiên tiến một cách khoa học và chuyên nghiệp hơn

 

Thạc sỹ kỹ thuật ô tô - máy kéo Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Bùi Ngọc Thu cho biết, vào đầu buổi học, ông đã chia sẻ những kiến thức cơ bản về động cơ ô tô – máy kéo, hướng dẫn các học viên cách chuẩn đoán kỹ thuật động cơ và cho biết: “Trong quá trình máy hoạt động, các thông số thể hiện chất lượng bên trong sẽ phản ánh ra bên ngoài dưới các biểu hiện gián tiếp như: Thành phần khí thải; Nhiệt độ nước làm mát; Nhiệt độ dầu bôi trơn; Tiếng ồn, tiếng va đập …”. Như vậy, để xác định được tình trạng hư hỏng bên trong, chỉ cần kiểm tra và đo các thông số biểu hiện ra bên ngoài mà không cần tháo máy. Đây là những kiến thức thực tế đối với các động cơ máy sản xuất nông nghiệp, bởi máy hoạt động trong môi trường khắc nghiệt thường xuyên tiếp xúc với bùn, đất…

 

Thầy Nguyễn Văn Tạ – Thợ kỹ thuật cao cho biết: “Qua những buổi học tiếp xúc và hướng dẫn các học viên thực hành trên máy móc, ông đánh giá rất cao về tính cần cù, chịu khó tìm tòi, học hỏi và tiếp thu kiến thức của các học viên tham dự”. Còn học viên Nguyễn Hữu Ngọ - Thôn Nam Cường chia sẻ, bản thân ông tham gia khóa học lớp bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành máy cơ khí nông nghiệp này, đã học và biết được cơ bản về cách vận hành máy móc và sửa chữa. Ông dẫn ví dụ: Quy trình tháo lắp kim phun được thầy giáo dạy, hướng dẫn thực hành, ông đã biết tháo, lắp ráp kim phun và các thao tác làm sạch, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết hư hỏng… và với những kiến thức mà ông học được thì tin rằng, sau này khi sử dụng thiết bị, máy móc sẽ ít bị hỏng hóc, ít sửa chữa vặt, tuổi thọ của động cơ sẽ tốt và bền hơn.

 

Ông Đoàn Xuân Huy – Chủ tịch UBND xã Thái Hà cho biết: Qua theo dõi, sự nhiệt tình dạy, hướng dẫn của các thầy và tinh thần học hỏi của các học viên sẽ giúp cho mọi người tiếp thu được nhiều kiến thức trong vận hành máy móc – thiết bị tiên tiến một cách khoa học và chuyên nghiệp hơn; biết chẩn đoán, sửa chữa những hỏng hóc thông thường, qua đó sẽ tạo tiền đề cho người dân trên địa bàn mạnh dạn hơn trong việc đầu tư máy móc – thiết bị tiên tiến cho sản xuất nông nghiệp nói chung, phát triển công nghiệp nông thôn cho địa phương nói riêng. Ông cũng chia sẻ: Chính quyền xã rất khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các hộ gia đình đầu tư máy móc – thiết bị vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn…, đồng thời, sẽ đề xuất với các cơ quan nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để bà con yên tâm đầu tư, tạo việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân, nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng bền vững.

 

Công Du


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang