Thứ Năm, 25/04/2024 07:50:02 GMT+7

Tin đăng lúc 15-05-2018

Lượt xem: 1770

Khi chính sách pháp luật đi vào cuộc sống

Cùng với việc cắt giảm hàng loạt điều kiện kinh doanh thực phẩm, thời gian qua, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh trong ngành thực phẩm và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm (ATTP).
Khi chính sách pháp luật đi vào cuộc sống
Bộ Công Thương cắt giảm hàng loạt điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực ATTP đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp 

 

Là 1 trong 3 cơ quan được Chính phủ giao quản lý ATTP, thời gian qua, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng ATTP. Theo đó, công tác quản lý nhà nước về hệ thống phân phối ATTP trong ngành được triển khai tích cực. Đến nay, Bộ đã xây dựng và ban hành nhiều Thông tư quy định điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dầu thực vật, sữa và bia; cũng như ban hành Thông tư số 58/2014/TT-BCT quy định về hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP…

 

Đáng chú ý, việc đẩy mạnh cắt giảm hàng loạt điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực ATTP đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong lĩnh vực ATTP, Bộ đã bãi bỏ, đơn giản hóa 8 thủ tục hành chính. Trong đó, bãi bỏ quy định về tài liệu thuộc hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm như: Bản sao có xác nhận của cơ sở, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh thực phẩm theo quy định về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm do Bộ Công Thương và Sở Công Thương thực hiện; đồng thời bãi bỏ nội dung "diện tích nhà xưởng", "hệ thống thông gió", "hệ thống chiếu sáng" tại Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo mẫu 2a quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT-BCT.

 

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương còn đẩy mạnh xây dựng mô hình chuỗi cửa hàng bảo đảm ATTP đối với một số ngành hàng thuộc phạm vi quản lý, như bánh, sữa và chuỗi siêu thị tổng hợp; phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Công Thương nhiều địa phương trong cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… tổ chức Hội nghị Phổ biến mô hình chuỗi cửa hàng bảo đảm ATTP đến các DN kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm; tổ chức kết nối, giới thiệu các sản phẩm thực phẩm an toàn vào hệ thống phân phối… đã góp phần thay đổi cách quản lý ATTP.

 

Đặc biệt, việc tổ chức các buổi tập huấn về những quy định mới theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP và những thay đổi về quản lý ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương và Nghị định 08/2018/NĐ-CP về điều kiện đảm bảo ATTP trong kinh doanh… đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý nhà nước, DN sản xuất, kinh doanh trong ngành thực phẩm nói chung và thực phẩm ngành Công Thương nói riêng.

 

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

 

Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho DN, thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện hiệu quả Chương trình tuyên truyền, vận động và giám sát bảo đảm ATTP; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho DN kinh doanh, phân phối hàng hóa thực phẩm, nhằm kết nối cung - cầu và xây dựng thương hiệu thực phẩm Việt an toàn. Đặc biệt, đẩy mạnh thực hiện tốt những chính sách mới của nhà nước, trong đó có Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (Nghị định 15) ngày 2/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 về việc sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

 

Theo ông Nguyễn Mạnh Thắng - Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), Nghị định 15 bao gồm 13 chương, 44 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 2/2/2018. Nghị định này thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; bãi bỏ chương II Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP. Nghị định mới này được các DN nói chung và DN kinh doanh thực phẩm trong ngành Công Thương nói riêng rất mong đợi. 

 

Một trong những nội dung được cộng đồng DN, cá nhân kinh doanh thực phẩm đặc biệt chú ý trong nghị định mới này là quy định về thực hiện tự công bố sản phẩm. Ông Nguyễn Mạnh Thắng phân tích, thay vì phải xin xác nhận từ cơ quan nhà nước, nay các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được tự công bố. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều 4 và Điều 6 Nghị định này. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm. Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đo 

 

Theo báo Công Thương

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang