Thứ Sáu, 19/04/2024 09:27:32 GMT+7

Tin đăng lúc 11-09-2022

Lượt xem: 789

Không khí lạnh khả năng đến sớm hơn, mùa đông năm nay lạnh hơn

Theo nhận định xu thế khí tượng của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, năm nay không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng đầu mùa đông thấp hơn trung bình nhiều năm.
Không khí lạnh khả năng đến sớm hơn, mùa đông năm nay lạnh hơn
Khả năng nền nhiệt các tháng đầu mùa đông thấp hơn trung bình nhiều năm

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra nhận định xu thế khí tượng thuỷ văn thời hạn mùa từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023.

 

Về nhiệt độ, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có nhiệt độ trung bình tháng 9-10.2022 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C; tháng 11-12.2022 phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5-1 độ C; tháng 1-2.2023 nhiệt độ ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

 

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 9-10.2022 nhiệt độ phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C. Từ tháng 11.2022-2.2023 nhiệt độ phổ biến thấp hơn khoảng 0,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

 

Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng  đầu mùa đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

 

Về tình hình thuỷ văn, khu vực Bắc Bộ từ tháng 9-10.2022, trên các sông suối ở khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện lũ với đỉnh lũ phổ biến ở mức báo động 1-báo động 2.

 

Tháng 9, dòng chảy trên các sông suối và hồ chứa như sau: Trên lưu vực sông Đà ở mức thiếu hụt so trung bình nhiều năm từ 5-25%; trên sông Gâm, dòng chảy đến hồ Tuyên Quang lớn hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 5-10%; trên sông Chảy, dòng chảy đến hồ Thác Bà xấp xỉ trung bình nhiều năm, trên sông Thao, hạ lưu sông Lô và sông Hồng thiếu hụt từ 10-20%.

 

Từ tháng 10.2022 đến tháng 2.2023, lượng dòng chảy đến các hồ chứa lớn khu vực Bắc Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ dưới trung bình nhiều năm; trên các lưu vực sông ở khu vực Bắc Bộ phổ biến ở thiếu hụt từ 10-20% so với trung bình nhiều năm.

 

Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên nửa cuối tháng 8, trên thượng nguồn các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên khả năng xuất hiện 1-2 đợt lũ nhỏ và dao động.

 

Từ tháng 9 đến tháng 12.2022, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện 2-3 đợt lũ lớn. Đỉnh lũ năm 2022, tại hạ lưu các sông chính từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh ở mức báo động 1-báo động 2 và trên báo động 2; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức báo động 2-báo động 3, có sông trên báo động 3. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông khả năng xuất hiện lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất.

 

Từ tháng 9 đến tháng 12.2022, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa, Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và Nam Tây Nguyên khả năng ở mức xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm từ 10-30%; các sông khác ở Trung Bộ và bắc Tây Nguyên ở mức thấp hơn 10-40%.

 

Khu vực Nam Bộ từ nửa cuối tháng 8 đến tháng 11.2022, là thời kỳ mùa lũ trên sông Mê Công và đầu nguồn sông Cửu Long. Đỉnh lũ năm 2022, tại đầu nguồn sông Cửu Long dao động ở mức báo động 1, đỉnh lũ năm khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 10, đỉnh lũ năm tại các trạm hạ nguồn sông Cửu Long ở mức báo động 2-báo động 3, một số trạm trên báo động 3. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại một số vùng trũng thấp, ven sông, thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long.

 

Tháng 12.2022 và tháng 1-2.2023, mực nước trên sông Mê Công và đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm với xu thế xuống dần. Trên sông Đồng Nai khả năng xuất hiện 2-3 đợt lũ, đỉnh lũ năm tại trạm Tà Lài ở mức báo động 2-báo động 3.

 

Theo Laodong.com.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang