Thứ Sáu, 19/04/2024 17:03:12 GMT+7

Tin đăng lúc 13-11-2017

Lượt xem: 9708

Khuyến công Cao Bằng: Hỗ trợ phát triển cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn

Bằng sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiêp (TTKC), những năm qua các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, việc phát triển CNNT còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập.
Khuyến công Cao Bằng: Hỗ trợ phát triển cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn
Trung tâm Khuyến công tiến hành nghiệm thu đề án Khuyến công của Công ty TNHH Giang Hiền

Nỗ lực khắc phục khó khăn

 

Nguyên nhân chính là do nguồn kinh phí khuyến công của địa phương hiện nay còn hạn chế; các cơ sở CNNT quy mô sản xuất nhỏ lẻ, cầm chừng, không tập trung do thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường đầu ra của sản phẩm. Một số cơ sở kinh doanh chưa mở rộng được ngành nghề và hầu hết còn mang tính hộ gia đình nên sản phẩm chưa có sức cạnh tranh, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hẹp. Thêm nữa, một vài địa phương cấp huyện chưa thực sự quan tâm đến hoạt động khuyến công nên số lượng đề án đăng ký ít, nội dung không cụ thể; doanh nghiệp chưa chủ động lập đề án hỗ trợ.

 

Hiểu rõ thực trạng trên, TTKC đã tiếp tục khảo sát các cơ sở CNNT;  phối hợp với các cơ quan tăng cường công tác tuyên truyền chính sách khuyến khích phát triển CNNT, cơ chế ưu đãi đầu tư của tỉnh đến các tổ chức, doanh nghiệp và lao động tại địa phương. Đồng thời, tiến hành tập huấn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng xây dựng và triển khai các đề án; nghiên cứu đề xuất các cơ chế liên quan đến quản lý khuyến công địa phương; tập trung hỗ trợ các chương trình đào tạo nghề, mô hình trình diễn kỹ thuật, thiết bị tiên tiến... Bên cạnh đó, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giúp các địa phương thực hiện đồng bộ các kế hoạch khuyến công; quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công đúng quy định, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trung tâm cũng chú trọng khảo sát cơ sở để nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh và đầu tư mở rộng sản xuất, giám sát tiến độ đầu tư của các cơ sở, hướng dẫn các cơ sở lập kế hoạch khuyến công; tổ chức tập huấn về công tác khuyến công để nâng cao nghiệp vụ trong quá trình xây dựng kế hoạch và triển khai các đề án…

 

Những thành tựu đạt được

 

Bà Bế Thị Hương - Phó Giám đốc TTKC Cao Bằng cho biết: Để thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ hoạt động khuyến công, Trung tâm phối hợp với các huyện, Thành phố, cơ sở CNNT đóng trên địa bàn triển khai nhiều chương trình, hoạt động theo từng nội dung hoạt động bằng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương. Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm đã thực hiện hoàn thành và nghiệm thu 6 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ 980 triệu đồng để xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật chuyển giao công nghệ ứng dụng máy móc, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp, nổi bật là đề án “Đầu tư thiết bị sản xuất gia công cơ khí hiện đại, công nghệ tiên tiến sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu thị trường” của Hợp tác xã Ngôi Sao Sáng và hoàn thành vào tháng 6/2017; Đề án "Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị máy cán tôn" của Công ty TNHH Giang Hiền được TTKC tỉnh hỗ trợ kinh phí và nghiệm thu trong tháng 8/2017.

 

Từ hoạt động hỗ trợ các đề án, các hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có điều kiện phát triển, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động. Trung tâm còn tổ chức bồi dưỡng kiến thức sửa chữa máy nông cụ cho 35 lao động tại xã Tam Kim (Nguyên Bình), đồng thời, hỗ trợ các cơ sở CNNT tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh nhằm giới thiệu, quảng bá các mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, một số sản phẩm làng nghề truyền thống. Đây chính là nơi để các cơ sở CNNT trên địa bàn đến học tập, trao đổi kinh nghiệm, tạo việc làm cho người lao động có thu nhập ổn định.

 

Chu Hương


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang