Thứ Năm, 25/04/2024 01:34:02 GMT+7

Tin đăng lúc 19-04-2016

Lượt xem: 3573

Khuyến công Hà Nội: Phát huy lợi thế các doanh nghiệp tiềm năng làm nòng cốt để phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN nông thôn

Đây là khẳng định của lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội tại Hội nghị tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện công tác khuyến công của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011–2015 và triển khai chương trình khuyến công giai đoạn 2016-2020 tổ chức ngày 14/4/2016 tại Hà Nội.
Khuyến công Hà Nội: Phát huy lợi thế các doanh nghiệp tiềm năng làm nòng cốt để  phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN nông thôn
Các sản phẩm mây tre giang đan của huyện Chương Mỹ

Trong 5 năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Công Thương Hà Nội, bên cạnh việc tập trung thực hiện có hiệu quả các đề án khuyến công đã được phê duyệt, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Trung tâm) cũng đã lồng ghép các hoạt động khuyến công để triển khai chương trình nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đồng thời kết hợp với hoạt động XTTM để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Nội.

 

Những thành quả đáng ghi nhận

 

Trong giai đoạn 2011-2015, Khuyến công Hà Nội đã hỗ trợ kinh phí cho hơn 5.000 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT), khuyến khích cơ sở CNNT đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho phát triển sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho gần 50.000 lao động; hơn 1.000 mẫu sản phẩm mới được tạo ra giúp nhiều DN, cơ sở CNNT đa dạng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh... Cùng với đó, Trung tâm cũng đã tổ chức được 473 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề cho 17.800 lao động với các nghề như: Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, cơ khí... 80% số lao động sau khi được đào tạo nghề đã tìm được việc làm và thu nhập ổn định. Đặc biệt, trong giai đoạn này, Trung tâm đã triển khai cấy nghề cho 250 làng thuần nông, các làng được cấy nghề cơ bản duy trì được nghề sau khi cấy.

 

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó, 198 làng nghề truyền thống được công nhận. Các làng nghề CN- TTCN cũng thu hút trên 626,5 nghìn lao động với trên 166,3 hộ sản xuất. Chỉ riêng năm 2015, giá trị sản xuất của khu vực làng nghề đạt trên 7.658 tỷ đồng, chiếm 8,4% giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố, trong đó, giá trị sản xuất của 274 làng nghề được công nhận đạt trên 6.077 tỷ đồng. Nhiều cơ sở sản xuất đã tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, máy móc thay thế một số công đoạn thủ công, vì vậy năng suất, chất lượng đã tăng đáng kể.

 

Cũng trong giai đoạn này, Trung tâm đã hỗ trợ gần 2 nghìn tỷ đồng để tổ chức 35 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị, thiết kế mẫu,... cho khoảng 3.000 cán bộ lãnh đạo quản lý của các doanh nghiệp, cơ sở CNNT. Qua đó, giúp nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động SXKD của DN và cơ sở CNNT trên địa bàn.

 

Với kết quả trên, Khuyến công Hà Nội đã đưa CNNT thành phố đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm.

 

Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp - TTCN nông thôn

 

Trong giai đoạn tới, để hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở CNNT phát huy lợi thế cạnh tranh, bảo đảm an sinh xã hội cho khu vực nông thôn, Khuyến công Hà Nội sẽ tập trung phát huy lợi thế các doanh nghiệp tiềm năng làm nòng cốt để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn như: Hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm…và ưu tiên hỗ trợ cho các cơ sở không gây ô nhiễm môi trường; hỗ trợ 50 dự án chuyển giao công nghệ, ứng dụng thiết bị tiên tiến vào sản xuất; tạo việc làm cho khoảng 60.000-75.000 lao động nông thôn; phấn đấu nâng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ tăng bình quân 12-15% và đạt hơn 400 triệu USD vào năm 2020.

 

Cùng với đó, tận dụng sự ưu đãi về vốn, hỗ trợ xây dựng hạ tầng và tạo cơ chế thông thoáng… của Thành phố để tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố phát triển./.

 

QM

 

,

 


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang