Thứ Sáu, 19/04/2024 20:33:07 GMT+7

Tin đăng lúc 12-07-2016

Lượt xem: 3225

Kinh hoàng thức ăn đường phố: Đầy rẫy vi sinh, hóa chất

Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi Cục trưởng Chi Cục ATVSTP TP.HCM, hiện tỷ lệ ký sinh trùng trong rau sống ở các quán ăn đường phố lên đến 72%.
Kinh hoàng thức ăn đường phố: Đầy rẫy vi sinh, hóa chất
Các quán thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Rau sống nhiễm ký sinh trùng

 

Kết quả của bộ môn Ký sinh trùng – Vi nấm học, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM nghiên cứu cho thấy, rau sống của các quán ăn đường phố trên địa bàn TP.HCM có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng lên đến 72%.

 

Đây là kết quả được chọn ngẫu nhiên từ các mẫu rau sống, được lấy từ 100 quán ăn kinh doanh trong nhà, và ngoài đường phố, thì tỷ lệ nhiễm vi sinh từ các quán ăn đường phố cao hơn gấp 2,4 lần so với các quán ăn trong nhà.

 

Đại diện bộ môn Ký sinh trùng – Vi nấm cho biết, các mẫu rau sống ăn kèm với hủ tiếu, bún bò, bún riêu, bún mắm, mì Quảng và nhiều loại thức ăn khác, khi cho quay ly tâm và cho vào kính hiển vi thì tỷ lệ nhiễm vi sinh đạt ở mức độ rất cao.

 

Các rau sống nhiễm khuẩn chủ yếu vẫn là trùng lông, trùng roi, bào nang amip, ấu trùng giun (giun móc, giun đĩa).

 

Còn BS Lê Vinh – Viện vệ sinh y tế công cộng TP.HCM thì thông tin, các loại rau, thức ăn đường phố, hải sản tươi sống, nước giải khát thu được tại địa bàn phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM, thì phần lớn các mẫu đều nhiễm các loại vi sinh như Coliforms, E.Coli, tùy theo các mẫu mà có tỷ lệ khác nhau.

 

Đó là chưa kể đến các loại rau quả, trái cây có tỷ lệ thuốc bảo quản, thuốc trừ sâu do chưa được rửa sạch, mà người tiêu dùng không hề hay biết.

 

Đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ độc cấp tính trong thời gian vừa qua, mà khi các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra cũng đành ‘chào thua’, do không biết lấy mẫu thức ăn ở đâu để xét nghiệm, ai chịu trách nhiệm.

 

Đụng đến đâu, bẩn tới đó

 

Sở Y tế TP.HCM vừa cho biết, 100% người bán hàng rong trên địa bàn chưa từng được tham gia lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù ngành y tế đã có kế hoạch xử phạt hành vi kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, tuyên truyền cho người dân, nhất là lứa tuổi học sinh nói không với thức ăn vỉa hè không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là trước cổng trường.

 

Hô hào là vậy, nhưng cho tới nay, chính quyền vẫn không thực hiện việc xử phạt mạnh tay, việc tuyên truyền chưa đạt hiệu quả cao, nên hàng rong vẫn bu quanh các cổng trường học, bệnh viện một cách thoải mái, còn nếu ngộ độc xảy ra thì người dân tự ráng mà chịu, vì cơ quan chức năng muốn xử, mà chẳng biết xử ai, nếu tìm được người bán thì xử như thế nào.

 

“Thức ăn đường phố nằm trong diện không đủ điều kiện để buôn bán, nhưng đây là loại hình kinh doanh đã tồn tại từ rất lâu tại Việt Nam, nên khó có thể loại bỏ nó được, mà phải chấp nhận nó. Khó khăn nhất hiện nay là làm thế nào để kiểm soát được thực phẩm” – đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết.

 

Khó khăn lớn nhất của việc kiểm soát chất lượng thực phẩm hiện nay tại TP.HCM, là theo nghị quyết về kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, hiện chỉ cho phép thành lập đoàn thanh kiểm tra cấp tỉnh, TP, còn cấp phường xã thì lại chưa thể triển khai được.

 

Do điều này, hàng rong và thức ăn đường phố sẽ vẫn tiếp tục có đất sống, tồn tại và kinh doanh, vì với quy mô đoàn thanh tra cấp tỉnh, TP khó có thể có điều kiện kiểm tra hết các điểm kinh doanh của toàn bộ các phường, xã.

 

Nguồn: Vietq.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang