Thứ Bẩy, 20/04/2024 13:15:30 GMT+7

Tin đăng lúc 21-05-2019

Lượt xem: 1026

Lạng Sơn: Mục tiêu 6.500 doanh nghiệp hoạt động đến năm 2025

Hết năm 2018, toàn tỉnh Lạng Sơn có 2.760 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 11% (cả nước 10,5%).
Lạng Sơn: Mục tiêu 6.500 doanh nghiệp hoạt động đến năm 2025
Dây chuyền sản xuất máy bơm nước tại Công ty TNHH Bảo Long (Lạng Sơn)

Tại tỉnh Lạng Sơn, sự phát triển doanh nghiệp đã thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp; lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo. Tính đến ngày 31/12/2018, toàn tỉnh có 2.760 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 11% (cả nước 10,5%); với tổng số vốn 22,1 nghìn tỷ đồng, gấp 3,9 lần năm 2010; có 640 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp đăng ký hoạt động.

 

Trong năm 2018, tổng số thuế và các khoản đã nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 1.383,5 tỷ đồng, cao gấp 2,2 lần so với năm 2010, bình quân tăng 10,6%/năm. Doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dịch vụ có mức đóng góp cho ngân sách nhà nước cao nhất, chiếm 80,1% trong tổng số đã nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp trên địa bàn, gấp 2,3 lần so với năm 2010. Nhìn chung các doanh nghiệp trong tỉnh đã có sự năng động và thích ứng với nền kinh tế thị trường, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định, đa số doanh nghiệp còn yếu và thiếu doanh nghiệp lớn.

 

Tại phiên họp thường kỳ tháng 5 diễn ra ngày 17/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Phạm Ngọc Thưởng cho biết, các nội dung trình tại phiên họp lần này có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là dự thảo Đề án phát triển doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019 - 2025. Đây là Đề án được đề xuất tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp tỉnh (tháng 10/2018), theo đó dự kiến trong tổ chức triển khai Đề án sẽ do 1 lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng ban chỉ đạo và giao 1 sở chủ trì xây dựng, sau đó mời hiệp hội, doanh nghiệp tham gia để bàn những vấn đề cụ thể, từ đó có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

 

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Thưởng, để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển và thành lập doanh nghiệp, Đề án cần tập trung đánh giá đúng về thực trạng phát triển các doanh nghiệp phát triển trên địa bàn tỉnh, phân tích rõ các yếu tố tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp.

 

Mục tiêu của Đề án đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn sẽ có 6.500 doanh nghiệp hoạt động. Theo đó, Đề án cần đề ra những giải pháp cụ thể, trong đó lưu ý đến giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp ưu tiên… Bên cạnh đó, Đề án cũng cần lưu ý đến công tác cải cách thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư; đồng thời xác định rõ trách nhiệm và vai trò của các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

 

Trong năm 2019, Lạng Sơn tiếp tục thực hiện tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp, tiếp tục đổi mới góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Trong đó, tỉnh cũng xác định quán triệt phương châm chính quyền phục vụ và kinh tế tư nhân là động lực quan trọng phát triển kinh tế.

 

Để đạt được những mục tiêu quan trọng, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến đóng góp của các ngành, tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án trình UBND tỉnh vào 6/2019; trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ kỳ 45, tháng 7/2019.

 

Theo enternews.vn

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang