Thứ Năm, 25/04/2024 18:02:34 GMT+7

Tin đăng lúc 10-10-2021

Lượt xem: 1326

Lê Trung Quốc “đội lốt” lê Hàn Quốc khiến người dùng hoang mang

Tại Việt Nam, loại lê mẫu đơn có xuất xứ Trung Quốc vẫn đang được bán dưới nhãn mác Hàn Quốc. Không chỉ là câu chuyện về sự thua kém trong giá trị dinh dưỡng, từ nhiều năm qua, những loại hoa quả Trung Quốc có sự nhập nhèm, thiếu minh bạch về xuất xứ cũng luôn là nỗi lo thường trực của người tiêu dùng về việc lạm dụng hóa chất bảo quản hoặc còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng.
Lê Trung Quốc “đội lốt” lê Hàn Quốc khiến người dùng hoang mang
Hiện nay trên thị trường xuất hiện tràn lan những quả lê nâu Trung Quốc gắn mác lê Hàn gây hoang mang cho người tiêu dùng

Tại Hà Nội, loại lê nâu Hàn Quốc được bán rải rác từ các cửa hàng bình dân tới cao cấp, từ hệ thống các cửa hàng online cho tới tài khoản facebook cá nhân với nhiều mức giá.

 

Một số tài khoản facebook còn quảng cáo loại lê có giá 90.000 đồng/kg này, ăn được cả vỏ mà không hề thấy chát. Còn ruột lê trắng muốt, giòn ngọt và thơm ngon có tiếng...

 

Trong khi đó, theo khảo sát của chúng tôi tại một số cửa hàng hoa quả nhập khẩu trên đường Trương Định, Tân Mai,… loại lê này có giá dao động từ 270.000 – 350.000 đồng/kg, tùy từng nơi. Vỏ trái lê màu vàng, trọng lượng mỗi quả có thể đạt từ 6-8 lạng.

 

Chia sẻ của một số người kinh doanh lâu năm cho biết, khác với loại lê được nhập khẩu trực tiếp vào từ Hàn Quốc vào Việt Nam, loại lê "nhái" dù vẫn có hình dáng giống lê Hàn Quốc nhưng được trồng và thu hoạch tại Trung Quốc. Sự khác biệt về nguồn nước, thổ nhưỡng, khí hậu, đặc biệt là kỹ thuật bón phân và cách thu hoạch liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm như tiêu chuẩn phun thuốc trừ sâu, khiến cho lê giả có vị sạn cát, đồng thời độ ngọt và giòn thấp hơn hẳn so với lê Hàn Quốc. Ngoài ra, vấn đề đáng quan tâm chính là những loại hoa quả Trung Quốc có sự nhập nhèm, thiếu minh bạch về xuất xứ luôn là nỗi lo thường trực của người tiêu dùng về việc lạm dụng hóa chất bảo quản hoặc còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng.

 

Chị Thanh Huệ (Xuân Phương, Từ Liêm, HN) cho biết: “Mình rất thích ăn lê Hàn mà thấy giá mỗi nơi mỗi khác, giá chênh lệch gấp đôi như này chẳng biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Mình hoang mang cực độ”.

 

Theo các quy định hiện có, trái cây nhập khẩu vào Việt Nam phải có thông tin về cơ sở xuất khẩu, xuất xứ giấy chứng nhận kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trái cây kinh doanh trong cửa hàng phải đảm bảo rõ ràng và truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, khi một lượng lớn lê "nhái" Hàn Quốc được bán tại các sạp hàng trong chợ truyền thống hoặc qua các cửa hàng bán hoa quả online, việc tuân thủ các yêu cầu này trở nên rất mơ hồ.

 

Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, trong bối cảnh hiện tại, lựa chọn tốt nhất của người tiêu dùng vẫn là việc nên mua hoa quả có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác rõ ràng, ở những cửa hàng đáng tin cậy qua trải nghiệm của mình hoặc người thân. Tâm lý ham rẻ, mua hoa quả trôi nổi trên thị trường cần được sớm thay đổi.

 

Để nhận biết Lê Hàn Quốc với lê Trung Quốc, người mua có thể dựa vào một số đặc điểm sau:

 

- Hình dáng, màu sắc: Loại lê nâu Hàn Quốc quả có hình tròn, vỏ màu vàng nhạt, nhẵn bóng. Trọng lượng mỗi quả đạt từ 6-8 lạng.

 

- Hương vị: Nếu so về hình dáng thì hai loại lê này gần như giống nhau. Nhưng, nếu ăn thử mọi người vẫn có thể phân biệt được bởi do trồng ở hai nước có khí hậu khác nhau nên khi ăn người tiêu dùng sẽ thấy lê Hàn Quốc khi ăn có vị ngọt, giòn, thơm. Nếu đem ngâm với mật ong rồi cho vào hấp cách thủy là vị thuốc chữa ho cực tốt cho trẻ nhỏ, còn lê Hàn Quốc trồng tại Trung Quốc ăn xốp, vị ngọt ít hơn.

 

Thời gian bảo quản: Lê Trung Quốc do chứa nhiều hóa chất bảo quản nên có thời gian bảo quản lâu hơn, thường là 2 tháng, thậm chí có thể để được 5 tháng.

 

Thái Bình


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang