Thứ Năm, 18/04/2024 11:24:45 GMT+7

Tin đăng lúc 05-04-2020

Lượt xem: 10947

Nghệ An: Giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm

Trong thời gian qua, Sở Công Thương – Trung tâm KC&XTTM tỉnh Nghệ An đã tổ chức, tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm và coi thương hiệu là một trong các yếu tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, chống cạnh tranh không lành mạnh.
Nghệ An: Giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm
Cây cam xã Đoài tỉnh Nghệ An, đã được chỉ dẫn địa lý

Mặt khác, để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất yên tâm, mạnh dạn đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhất là khi có nhiều hàng hóa nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam thì điều hết sức cần thiết là các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu cho hàng hóa và dịch vụ của mình. Theo lãnh đạo Sở Công Thương Nghệ An cho biết: Để hỗ trợ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó có chính sách phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2017- 2020. Đến nay, đã có nhiều sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, tem truy xuất nguồn gốc và được cấp nhãn hiệu tập thể như: 01 chỉ dẫn địa lý Cam Vinh; 02 chứng nhận nhãn hiệu; 23 nhãn hiệu tập thể. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.037 đối tượng được bảo hộ, trong đó có 11 giải pháp hữu ích và 12 sáng chế, 59 kiểu dáng, 955 nhãn hiệu. Năm 2019 tăng 76 đối tượng được bảo hộ, trong đó có 70 nhãn hiệu, 02 kiểu dáng, 02 giải pháp hữu ích và 02 sáng chế. Trong số văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tỉnh, đối tượng bảo hộ quyền nhãn hiệu chiếm đa số, với 955 nhãn hiệu, chiếm 92%. Nhiều sản phẩm làng nghề nổi tiếng đã được bảo hộ và phát triển tốt; các sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể đã góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm của Nghệ An.

 

Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực đã được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện, đặc biệt, ở huyện Yên Thành, phát huy lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, nhiều xã vùng đồi như: Minh Thành, Đồng Thành, Kim Thành, Trung Thành… đã có hàng trăm hộ trồng cam, với diện tích trên 130 ha; chất lượng cam Yên Thành ngày càng được khẳng định và đã được chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cam Vinh. Nhờ vậy, các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư, có điều kiện để trồng cam theo quy trình an toàn, được đăng ký dán tem truy xuất nguồn gốc cam Vinh nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Dự kiến trong năm 2020 Sở Công Thương sẽ xây dựng thêm 05 sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, 05 nhãn hiệu chứng nhận, 05 nhãn hiệu tập thể.

 

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người dân cần nhận thức rõ vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa. Khi đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là bảo đảm tính cần thiết về mặt pháp lý và nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp, cơ sở mình; đảm bảo chất lượng - uy tín của doanh nghiệp và lợi ích người tiêu dùng, không bị mua phải sản phẩm không rõ nguồn gốc, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường.

 

Công Du


Tag:Nghệ An

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang