Thứ Sáu, 29/03/2024 14:31:51 GMT+7

Tin đăng lúc 07-05-2020

Lượt xem: 1494

Mùa dịch, cần nêu cao ý thức phòng chống hàng giả, nhái, kém chất lượng… khi mua thực phẩm tích trữ

Hiện nay, đại dịch Covid 19 vẫn còn hết sức đáng quan ngại. Để hạn chế tiếp xúc, giao dịch nơi đông người, đảm bảo sức khỏe mùa dịch, nhất là khi mua bán thực phẩm, tại Hà Nội cũng như nhiều thành phố lớn, nhiều người dân vẫn tiết giảm việc đi chợ qua việc mua một số thực phẩm thiết yếu để tích trữ. Tuy nhiên, nếu mua phải hàng giả, hàng nhái mang tích trữ thì nguy cơ hiểm họa thật khó lường. Bởi vậy, cần nêu cao ý thức về vấn đề này.
Mùa dịch, cần nêu cao ý thức phòng chống hàng giả, nhái, kém chất lượng… khi mua thực phẩm tích trữ
Mùa dịch, cần nêu cao ý thức phòng chống hàng giả, nhái, kém chất lượng… khi mua thực phẩm tíc

Theo các chuyên gia bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo, để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng và thiếu an toàn, các đối tượng mua sắm thực phẩm luôn không quên các lưu ý tối thiểu về: địa điểm hay nơi mua hàng hóa, nguồn gốc sản phẩm, hạn sử dụng cũng như loại thực phẩm có thể tích trữ lâu dài hay không. Ngoài ra là các lưu ý về độ tin cậy, minh bạch thông tin trên sản phẩm; quy cách đóng gói, các thành phần gia giảm,…

 

Đối với địa điểm mua sắm thực phẩm, người tiêu dùng không nên mua bán thực phẩm ở các nơi như chợ cóc, chợ tạm, chợ điện tử hay mua hàng online mà thiếu uy tín, không đảm bảo độ tin cậy; Cần đến các địa chỉ như siêu thị, cửa hàng, cửa hiệu thực phẩm có thương hiệu, minh bạch, công khai rõ ràng. Đối với nguồn gốc sản phẩm, chúng ta cũng cần kiểm tra cụ thể bao bì đóng gói, bảo quản thực phẩm thuộc đơn vị sản xuất nào, ở đâu, có các thông tin cấp phép kinh doanh hay mã số, mã vạch đáng tin cậy hay không. Đối với hạn sử dụng cũng như chủng loại thực phẩm, chúng ta cần lựa chọn những loại thực phẩm có hạn sử dụng còn mới, có thể tích trữ lâu dài hay không, có sợ biến đổi thành phần khi tích trữ hay không,…

 

Được hỏi về việc mua thực phẩm an toàn tích trữ mùa dịch trong tháng 4 vừa qua, chị Nguyễn Thị Huyền cư trú ở phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa cho biết, gần đây, khi Thành phố thông báo việc nới lỏng việc giãn cách xã hội, tôi có tranh thủ qua một chợ cóc gần nhà ở khu Hoàng Cầu mua một khoảng 2kg móng giò về tích trữ, ăn dần. Tuy nhiên, khi mang chế biến, tôi thấy móng giò rất hôi và có màu sắc không bình thường mặc dù đã được vệ sinh sạch sẽ và nấu chín. Nghi ngờ về sự an toàn, tôi đã phải nhanh chóng tiêu hủy toàn bộ số móng giò đã mua. Điều này đã cho tôi bài học là không nên tranh thủ, tiết kiệm thời gian đi mua thực phẩm ở những nơi không có uy tín, địa chỉ rõ ràng…

 

Qua trường hợp chị Huyền cho thấy, để tránh mua phải thực phẩm giả, nhái, kém chất lượng, việc tuân thủ các nguyên tắc tối thiểu mua sắm thực phẩm an toàn là rất cần thiết. Bên cạnh đó, các chuyên gia an toàn thực phẩm cũng khuyên chúng ta nên chọn những thực phẩm “thích hợp” để tích trữ mùa dịch như trứng gà, trái cây sấy, mì hay nui sấy khô, thịt, cá,… với nhiều thông tin hữu ích và kinh nghiệm đáng lưu ý:

 

Đối với trứng gà, “khi được bảo quản ở nhiệt độ dưới 7 độ C trong tủ lạnh, trứng gà có thể kéo dài hạn dùng từ 45 đến 90 ngày”. Một chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm kiêm giáo sư ngành Dịch vụ Nhà hàng Khách sạn tại Đại học Central Florida (Mỹ) cho biết: “Trứng luộc chín có thể được bảo quản trong tủ lạnh 1 tuần. Mẹo để bạn kiểm tra xem trứng có bị hư hay không đó là đặt trứng vào trong một bát nước mát. Nếu trứng chìm xuống và nằm hẳn dưới đáy bát có nghĩa là vẫn còn tươi. Ngược lại, nếu như trứng nổi hẳn lên mặt nước, thì bạn không nên ăn nó nữa.

 

Đối với trái cây sấy, ở nhiệt độ phòng và còn nằm trong bao bì, trái cây sấy có hạn sử dụng lên đến 6 tháng. Tuy nhiên nếu được bảo quản trong tủ lạnh và còn nguyên kiện, trái cây sấy có thể ‘trữ’ được đến tận 1 năm.

 

Đối với sản phẩm mì, nui sấy khô: Nếu các loại mì, nui tươi chỉ có thể sử dụng từ 4 đến 5 ngày là quá hạn thì loại mì hay nui sấy khô được đóng gói kỹ và bảo quản trong điều kiện thoáng mát có thể để đến tận 2 năm. Tuy nhiên, nếu đã trải qua sơ chế, cả mì và nui phải nhanh chóng được sử dụng trong vòng 7 ngày ngay cả khi đã bảo quản trong ngăn mát. Đối với dạng tươi, mọi người có thể ‘gia hạn’ thêm đến 6 tháng, nếu chúng được bảo quản trong ngăn đông lạnh. Người dân Việt có xu hướng “tích trữ” mì gói. Tuy nhiên, không như dạng mì sấy khô khác, mì gói chỉ có thể dùng từ 2 đến 12 tháng. Và mọi người nên tuân theo hạn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm.

 

Đối với sản phẩm thịt: Nếu trong ngăn mát, các loại thịt tươi sống, bao gồm thịt gia cầm chỉ để được vài ngày. Nhưng trong điều kiện đông lạnh, chúng sẽ có hạn sử dụng lên đến 3 – 4 tháng. Gà đông lạnh nguyên con thậm chí có thể bảo quản được 1 năm. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ: “Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm không thể sinh trưởng trong môi trường lạnh của tủ đông, vì vậy bất kể thực phẩm được đông lạnh trong bao lâu, bạn vẫn có yên tâm chế biến…”. Ngoài ra các loại thịt đóng hộp không có tính axit cao chẳng hạn như SPAM, bò băm đóng hộp không có sốt cà chua… khi chưa khui nắp có khả năng “vượt hạn” đến tận hơn 1 năm.

 

Đối với cá tươi đông lạnh, nó có thể kéo dài hạn sử dụng từ 6 đến 9 tháng. Trong đó, cá xông khói là 6 tháng trong tủ đá. Bên cạnh đó, các loại cá đóng hộp (chẳng hạn như cá ngừ) còn nguyên nắp và giữ trong ngăn đá vẫn có thể sử dụng được rất lâu sau hạn dùng, đến tận 2-5 năm…

 

Hương Việt


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang