Thứ Sáu, 19/04/2024 16:30:59 GMT+7

Tin đăng lúc 26-08-2016

Lượt xem: 3051

Nhật Bản: Quốc gia đi đầu về phát triển CNHT

Là nước có nền công nghiệp phát triển nhất ở châu Á với hàng loạt tập đoàn lớn đang khẳng định vị trí hàng đầu trên thế giới. Để có được thành quả như hiện nay, trước tiên phải kể đến việc Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chiến lược phát triển CNHT, từ chỗ phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài thành quốc gia tự chủ và dẫn đầu về công nghệ như hiện nay. Để phục vụ nhà máy lắp ráp, Nhật Bản có hàng nghìn các DN vệ tinh khác chuyên sản xuất các linh kiện phụ tùng hỗ trợ cho DN đó.
Nhật Bản: Quốc gia đi đầu về phát triển CNHT
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng thăm gian hàng COSMOS tại Triển lãm CNHT Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 6 tại Hà Nội (SIE 2015)

Riêng ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan hiện có khoảng trên 2.000 DN sản xuất linh kiện. Chính phủ Thái Lan từ việc quy định về tỷ lệ nội địa hóa 40% với xe tải nhỏ, 54% với các loại xe tải khác vào năm 1996, đến nay, quy định tỷ lệ nội địa hóa là 100% đối với động cơ diesel.

 

Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản đánh giá rất cao vai trò của các DN nhỏ và vừa trong việc phát triển ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Từ năm 1936, Nhật Bản đã có Quỹ Tài chính đầu tư vốn cho DNNVV để giúp các DN này vay vốn được dễ dàng hơn và tiếp cận được vốn trong thời gian ngắn. Bên cạnh những hỗ trợ về mặt tài chính, Chính phủ Nhật Bản còn hỗ trợ các DN về công nghệ…

 

Đáng chú ý, quá trình hình thành CNHT của Nhật Bản hoàn toàn do hệ thống DN tư nhân phát triển. Chính phủ chỉ có những chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động và phát huy năng lực. Điều này bắt buộc bản thân DN lớn cũng như DNNVV của Nhật Bản đều có sự nỗ lực và năng lực làm việc rất cao. Đây chính là sự khác biệt để tạo ra sự thành công của các DN Nhật Bản.

 

Khả năng tài chính hạn chế có thể tiếp cận được với máy móc, công nghệ mới. Vấn đề thông tin cũng rất được quan tâm tại Nhật Bản. Mỗi địa phương của nước này đều có cơ sở dữ liệu riêng với sự tham gia của các quan chức chính quyền, các DN và các nhà nghiên cứu. Các cơ sở dữ liệu này có chất lượng cao cung cấp thông tin chi tiết về các nhà cung cấp, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho hoạt động của các DN trong ngành CNHT.

 

Bên cạnh đó, vấn đề nguồn nhân lực cũng là một trong những chiến lược mà Nhật Bản đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Chính sách phát triển nguồn nhân lực được phối hợp thực hiện ở tất cả các cấp nhằm khuyến khích lao động có trình độ kỹ thuật tốt ngày càng hoàn thiện chất lượng, đáp ứng được yêu cầu vận hành những máy móc trang thiết bị hiện đại, theo kịp trình độ phát triển của công nghệ trên thế giới.

 

Tại Hội nghị Họp mặt các doanh nghiệp Nhật Bản cách đây không lâu do Ban quản lý Các Khu Chế xuất và Khu công nghiệp TP.HCM (Hepza) tổ chức tại TP.HCM, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ kiến nghị về việc cấp bách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

 

Ông Yasuzumi Hirotaka, đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại và Đầu tư Nhật Bản (JETRO) cho biết, kết quả khảo sát vừa được JETRO thực hiện với các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cho thấy, chi phí sản xuất, trong đó giá nhân công tại Việt Nam chiếm 18,3%; chi phí nguyên vật liệu chiếm 62,4% và các chi phí khác là 19%. “Vấn đề cung ứng nguyên vật liệu chiếm tới 62,4% cần phải nghiên cứu để giải quyết”, ông Yasuzumi Hirotaka nói.

 

Theo các chuyên gia, nếu so sánh với các nước lân cận thì thấy rằng, khả năng cung cấp nguyên liệu tại chỗ của Việt Nam mới chỉ đạt 27,9%, so với Thái Lan, Trung Quốc thì Việt Nam mới bằng một nửa. Cụ thể, tỷ lệ cung ứng công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp Nhật Bản tại khu vực miền Bắc của Việt Nam mới chỉ đạt 9,1%, thấp hơn so với miền Nam là 16,8%. Trong khi đó, tỷ lệ cung ứng nguyên liệu phụ trợ của Thái Lan là 52%, Indonesia là 45%.

 

Ông Yasuzumi Hirotaka cho biết: “Hiện nay thị trường nội địa của Việt Nam về CNHT vẫn còn nhỏ bé, vì vậy cần cân nhắc kết hợp với Thái Lan để doanh nghiệp Nhật Bản tại Thái Lan có thể hỗ trợ chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Chúng tôi đề xuất chuyển công nghiệp hỗ trợ từ Thái Lan đến TP.HCM”.

 

Tường Anh


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang