Thứ Sáu, 29/03/2024 08:35:09 GMT+7

Tin đăng lúc 28-05-2022

Lượt xem: 1077

PC Hòa Bình: Hiệu quả của công tác chuyển đổi số trong quản lý vận hành TBA không người trực

Triển khai mô hình TBA không người trực và Trung tâm Điều khiển xa đang là hướng đi tất yếu nhằm hiện đại hóa hệ thống lưới điện, góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, tăng hiệu quả của hệ thống. Nhận thức rõ được những hiệu quả mà mô hình này đem lại, thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã áp dụng chuyển đổi tất cả các TBA có người trực sang mô hình TBA không người trực và phát triển lưới điện theo hướng số hóa.
PC Hòa Bình: Hiệu quả của công tác chuyển đổi số trong quản lý vận hành TBA không người trực
Trung tâm Điều khiển xa PC Hòa Bình

Toàn tỉnh Hòa Bình có 07 TBA với 12 máy biến áp 110kV. Trước đây, với chế độ làm việc ca kíp, mỗi TBA truyền thống đòi hỏi phải có ít nhất hàng chục nhân viên vận hành thay phiên nhau trực. Tuy nhiên, từ năm 2017, PC Hòa Bình đã đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng Trung tâm Điều khiển xa tại trụ sở Nhà điều hành Công ty và lắp đặt các hệ thống thiết bị để chuyển đổi các TBA 110kV sang chế độ không người trực.       Từ khi Trung tâm Điều khiển xa đi vào hoạt động, các TBA 110kV không còn công nhân trực vận hành, thao tác thiết bị. Mà thay vào đó, việc thu thập thông số kỹ thuật và điều khiển của các TBA này được tiến hành ngay tại Trung tâm Điều khiển xa và qua nhiều hệ thống thiết bị hiện đại mới lắp đặt.

 

Việc cải tạo hệ thống điều khiển, đưa TBA vào vận hành không người trực đã mang lại hiệu quả cao, tăng năng suất lao động. Đặc biệt, TBA không người trực có khả năng tự động hóa hoàn toàn công tác quản lý, giám sát quy trình vận hành của máy biến áp. Trung tâm Điều khiển xa có nhiệm vụ theo dõi, giám sát tình hình cung cấp điện, điều khiển toàn bộ lưới điện ở các TBA 110kV, cũng như các thiết bị đóng cắt trên lưới điện trung th … Từ đó, đã làm giảm tối đa nhân lực vận hành, giảm khối lượng công việc mà nhân viên vận hành phải thường xuyên theo dõi, ghi chép và báo cáo. Đồng thời, đảm bảo yếu tố an toàn, sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là trong thời tiết mưa bão do việc vận hành, điều khiển được thực hiện ngay tại Trung tâm Điều khiển xa.

 

 

Quang cảnh TBA 110 kV không người trực Trung Sơn

 

Hiện nay, tại Trung tâm Điều khiển xa PC Hòa Bình, các tính năng cơ bản của hệ thống phần mềm trung tâm SCADA/DMS đã được khai thác triệt để như: Quản lý mô hình thông tin lưới điện, bao gồm quản lý tất cả các dữ liệu chính của Trung tâm Điều khiển; Chỉnh sửa hoặc tạo mới cấu trúc sơ đồ một sợi của TBA; Chỉnh sửa đồ họa, nhập dữ liệu hàng loạt, khai báo và mapping tín hiệu các thiết bị tại TBA và các thiết bị trên lưới điện phân phối (Recloser/LBS/FI); Thiết lập các cảnh báo âm thanh và sự kiện, mô phỏng trạng thái các thiết bị trên lưới điện, lưu trữ, phân tích và khai thác hệ thống dữ liệu lịch sử phục vụ báo cáo sản xuất vận hành... Ngoài ra, PC Hòa Bình cũng đang từng bước triển khai, xây dựng phân hệ lưới điện thông minh (DMS) với các ứng dụng tính toán lưới điện như: Các ứng dụng dự báo phụ tải, dự toán tình trạng phân phối, tính toán trào lưu công suất, định vị và cô lập sự cố…

 

Ông Lương Quốc Thái – Trưởng Trung tâm Điều khiển xa PC Hòa Bình cho biết: “Việc xây dựng các TBA 110kV không người trực đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Trước đây, chúng tôi phải cập nhật thông số vận hành bằng tay nhưng đến nay, toàn bộ những thông số đã được cập nhật trên máy tính và các phần mềm chuyên dụng. Điều này đã giúp công tác quản lý đơn giản, thu thập được dữ liệu chính xác, làm giảm thời gian thao tác trên hệ thống điện. Đặc biệt, tỷ lệ thao tác tại Trung tâm Điều khiển xa đạt hiệu quả lên tới 99,8%, qua đó góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ khách hàng”.

 

Lê Anh Tuấn – TTĐKX  PC Hòa Bình


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang