Thứ Năm, 18/04/2024 16:47:20 GMT+7

Tin đăng lúc 10-12-2018

Lượt xem: 11880

Phải nghĩ đến công nghiệp chế biến

Trong 4 năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu rau quả nước ta tăng liên tục hơn 30%/năm. Thế nhưng năm 2018 dự báo chỉ tăng 11% (3,5 tỷ USD) so với năm 2017.
Phải nghĩ đến công nghiệp chế biến

Trung Quốc vẫn chiếm 73,8% thị phần, số còn lại các thị trường Úc, Hoa Kỳ, Thái Lan… gần đây cũng nhập mạnh rau quả Việt Nam với tỷ lệ tăng từ 32%- 36,8%.

 

Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả nhập khẩu 11 tháng năm 2018 là 1,57 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó từ Thái Lan chiếm 41,3% thị phần và Trung Quốc chiếm 24,4%. Như vậy, đến thời điểm này, ngành rau quả trong 11 tháng xuất siêu 1,93 tỷ USD.

 

Theo số liệu của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản sản lượng trái cây trong nước tăng nhanh, do diện tích nhiều loại trái cây được mở rộng ồ ạt. Và sự tăng trưởng diện tích canh tác đang cao hơn tăng trưởng tiêu thụ. Điều đó đang dẫn đến cung vượt cầu ở nhiều loại trái cây, đặc biệt là cây có múi.

 

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hiện giá bưởi da xanh được thương lái thu mua giảm hơn 50% so với mức giá 2 tháng trước; cam, quýt hiện cũng đang ở mức giá thấp. Giá cam sành tại Đồng bằng sông Cửu Long bán buôn tại vườn chỉ 3 - 4 ngàn đ/kg. Trong khi đó, nhiều loại trái cây như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít, xoài, thanh long, dưa hấu, đang thu hoạch rộ... với năng suất cao, nên dự báo giá trái cây sẽ tiếp tục giảm sâu.

 

Tuy vậy, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rau quả hơn 42%, cùng với mức kim ngạch kỷ lục hơn 3,5 tỷ USD của năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề ra mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt 10 tỷ USD vào năm 2025.

 

Theo các chuyên gia, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là CPTPP - đây là điều kiện tốt để tự do thông thương, trao đổi hàng hóa, mở cửa thị trường. Tuy nhiên, các quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật của các nước đang là thách thức lớn cho nông sản VN khi nông dân vẫn thích dùng các loại hóa chất phun, tưới, trừ sâu cho cây trái.

 

Ông Nguyễn Xuân Hồng - nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - cho rằng, với diện tích càng ngày, càng tăng mạnh như hiện nay, trong khi rào rào kỹ thuật các nước ngày thắt chặt thì nếu chế biến được, Việt Nam sẽ vượt qua được bất cập nói trên, bởi khi đã chế biến, hàng hóa sẽ không phải chịu kiểm dịch thực vật và mức độ kiểm tra về an toàn thực phẩm sẽ không nghiêm ngặt như sản phẩm tươi.

 

Nguồn Lao động


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang