Thứ Sáu, 26/04/2024 05:53:12 GMT+7

Tin đăng lúc 03-11-2017

Lượt xem: 1596

Phát triển sản phẩm CNNT: Kinh nghiệm từ “đất chè” Phú Thọ

Với mục tiêu phát triển sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có của địa phương, những gần đây, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất công nghiệp, trong đó, tỉnh đã đưa các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn (CNNT) vào nhóm đối tượng ưu tiên hỗ trợ và thực hiện nhiều chương trình, nội dung hỗ trợ nhằm phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp CNNT.
Phát triển sản phẩm CNNT: Kinh nghiệm từ “đất chè” Phú Thọ
Lãnh đạo Sở Công Thương tham quan mô hình kỹ thuật sản xuất gạch không nung tại TX Phú Thọ

Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn bởi các doanh nghiệp (DN), cơ sở CNNT tại địa phương có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, đặc biệt, việc thiết kế mẫu mã cho các sản phẩm mới của các cơ sở còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền quảng bá thì yếu kém… song, nhờ triển khai tốt các chính sách của Nhà nước, sự chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo tỉnh và địa phương, Phú Thọ đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn hiệu quả cho DN, cơ sở CNNT. Nhờ vậy, phát triển công nghiệp khu vực nông thôn có nhiều đổi mới, mở rộng cả về quy mô và phương thức sản xuất bao gồm nhiều lĩnh vực như sản xuất phân bón hóa chất; Sản xuất vật liệu xây dựng; Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; Dệt may, da giầy; Cơ khí, sửa chữa nhỏ… cung cấp cho thị trường nội địa và nước ngoài một số sản phẩm xuất khẩu như chè, gỗ, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ… Điển hình là trong 5 năm gần đây, hoạt động khuyến công tỉnh Phú Thọ đã hỗ trợ gần 100 cơ sở CNNT đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất sản phẩm trong các ngành chế biến nông, lâm sản, sản xuất sản phẩm phụ trợ, sản xuất vật liệu xây dựng và khai khoáng. Trong đó, có trên 50% cơ sở có sản phẩm xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc…

 

Để có được thành quả đó, tại Hội thảo “Phát triển sản phẩm CNNT – cơ hội từ ASEAN”, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ đã chia sẻ một số kinh nghiệm, cách thức hỗ trợ để phát triển sản phẩm CNNT. Trước hết, cần có những chính sách hỗ trợ mang tính đặc thù cho phát triển sản phẩm CNNT khu vực nông thôn. Cần ưu tiên hỗ trợ DN từ khâu thiết kế sản phẩm để sao cho tạo ra được những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Tiếp đến là tăng cường hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, giúp DN nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hỗ trợ DN, cơ sở CNNT trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, giúp DN có một lực lượng lao động lành nghề, có thể tham gia vào quá trình sản xuất công nghiệp tạo ra sản phẩm tốt nhất. Hỗ trợ DN, cơ sở trong việc đưa sản phẩm CNNT ra thị trường như: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo xúc tiến thương mại… để sản phẩm CNNT không chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thế giới. Cuối cùng là đồng hành cùng DN, cơ sở CNNT trong quá trình đầu tư, mở rộng sản xuất, hỗ trợ cơ sở trong tư vấn sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tập huấn kỹ năng quản lý… nhằm tạo nền tảng tốt nhất cho DN, cơ sở CNNT phát triển.

         

Có thể nói, hội nhập kinh tế sẽ mang đến cho các DN, cơ sở CNNT nhiều cơ hội để mở rộng, phát triển SXKD nhưng đi đôi với đó cũng là vô vàn những thách thức. Muốn có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, các DN, cơ sở sản xuất trong nước cần có chiến lược phát triển bài bản và bền vững, tạo ra các sản phẩm CNNT có tính khác biệt, chất lượng tốt, thể hiện được bản sắc văn hóa của Việt Nam để khẳng định uy tín trên thị trường trong nước và khu vực./.

 

Đức Minh


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang