Thứ Sáu, 29/03/2024 19:52:04 GMT+7

Tin đăng lúc 03-10-2018

Lượt xem: 2025

Phổ biến, giáo dục pháp luật cạnh tranh: Nhiều cách làm hay

5 năm qua, triển khai thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), ngành Công Thương đã tích cực hưởng ứng với nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo, đổi mới. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (NLĐ) trong toàn ngành.
Phổ biến, giáo dục pháp luật cạnh tranh: Nhiều cách làm hay
Tuyên truyền pháp luật trong hoạt động thương mại và an toàn thực phẩm

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Thanh Hải - Phó Trưởng phòng Tổng hợp, Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) - cho biết: Là một trong những ngành có nhiều hoạt động tham gia đóng góp xây dựng và thực thi các quy định pháp luật, trong những năm qua, các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ ngành Công Thương đã đóng góp tích cực và đạt được nhiều kết quả trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), phổ biến, giáo dục và thực thi pháp luật.


Hàng năm, Bộ đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, văn bản để chỉ đạo, điều hành và đôn đốc, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kế hoạch công tác triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam… Thường xuyên đăng tải nội dung các VBQPPL trên Cổng thông tin điện tử của Bộ cũng như các dự thảo VBQPPL để xin ý kiến rộng rãi các đối tượng chịu sự điều chỉnh, tác động của văn bản; hệ thống hóa và cập nhật các VBQPPL mới ban hành lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và hệ thống tổng mục lục VBQPPL ngành Công Thương.

 

Các đơn vị thuộc Bộ đã tiếp nhận, trả lời những câu hỏi và thắc mắc trong việc thực hiện áp dụng các VBQPPL qua Cổng thông tin điện tử của Bộ hoặc thông qua trang thông tin về kiểm soát thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, thông qua các chương trình kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về công tác pháp chế, kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ đã lồng ghép việc phổ biến pháp luật cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình tổ chức kiểm tra việc thi hành pháp luật tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị đó… Đặc biệt, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin các quy định pháp luật thuộc quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hội nghị phổ biến pháp luật tại các vùng, miền, địa phương trên cả nước, như: Hội nghị phổ biến các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia ngành Công Thương; hội nghị phổ biến Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm…

 

Ông Lê Thanh Hải nhấn mạnh, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, sử dụng nguồn lực xã hội hóa và hướng tới nhiều đối tượng. Điểm nổi bật nhất tạo nên hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Công Thương, đó là Bộ Công Thương luôn cố gắng tăng cường công tác đối thoại để tiếp nhận phản hồi của người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực thi chính sách để nghiên cứu, điều chỉnh các quy định nhằm tạo thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp theo tinh thần của Chính phủ kiến tạo.

 

Ông Lê Thanh Hải - Phó Trưởng phòng Tổng hợp, Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương): Trong tháng cao điểm, tuần lễ cao điểm Ngày Pháp luật Việt Nam 2018, Bộ Công Thương sẽ tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa như tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ hưởng ứng gắn với tổng kết 5 năm triển khai Ngày Pháp luật của ngành Công Thương với sự tham gia của các đơn vị thuộc Bộ.

 

Nguồn Báo Công Thương


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang