Thứ Sáu, 26/04/2024 05:53:34 GMT+7

Tin đăng lúc 07-07-2018

Lượt xem: 4392

Sản xuất công nghiệp, thương mại 6 tháng cuối năm: Tận dụng tốt yếu tố thuận lợi

Tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại 6 tháng đầu năm đạt nhiều kết quả tích cực. Bộ Công Thương đã đặt ra nhiệm vụ và giải pháp từ nay đến cuối năm cho từng ngành cụ thể nhằm tận dụng mọi yếu tố thuận lợi, hoàn thành kế hoạch đặt ra.
Sản xuất công nghiệp, thương mại 6 tháng cuối năm: Tận dụng tốt yếu tố thuận lợi
Tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm tăng cao 

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại tăng trưởng tốt. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo và ngành sản xuất phân phối điện có mức tăng trưởng cao đã tạo động lực vững chắc để đạt được mục tiêu tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. 

 

Về hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), kim ngạch xuất khẩu (XK) 6 tháng đầu năm ước đạt 113,93 tỷ USD, tăng 16%, nhập khẩu (NK) ước đạt 111,22 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017; xuất siêu khoảng 2,7 tỷ USD, chiếm gần 2,4% kim ngạch XK. Đáng chú ý, XK của khối doanh nghiệp (DN) trong nước đạt mức tăng trưởng 19,9% với khoảng 33,1 tỷ USD cũng là điểm tích cực trong bức tranh XNK những tháng đầu năm. 

 

Về thương mại nội địa, tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm đạt 2.120.895 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2017. Mức tăng trưởng 2 con số này cho thấy sức mua trên thị trường đang khá tốt, là điều kiện thuận lợi cho sản xuất.

 

 

 Có nhiều yếu tố thuận lợi để tăng trưởng xuất khẩu nông sản

 

Dựa trên kết quả này, Bộ Công Thương đã xây dựng những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho những tháng cuối năm. Cụ thể với sản xuất công nghiệp, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khơi dậy các nguồn lực phục vụ phát triển các lĩnh vực công nghiệp. Ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo trong các DN công nghiệp. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Công Thương, đặc biệt là cơ cấu thực chất ngành công nghiệp nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tiếp tục bám sát diễn biến của thị trường để điều hành linh hoạt, kịp thời và hỗ trợ các DN triển khai phương án sản xuất, kinh doanh tối ưu.

 

Đối với XNK, 6 tháng cuối năm có nhiều yếu tố thuận lợi để tăng trưởng như XK nông, thủy sản thường đạt mức cao nhất vào thời điểm cuối năm; các mặt hàng công nghiệp có kim ngạch XK lớn như dệt may, giày dép, đồ gỗ đều bước vào mùa vụ XK từ giữa quý II… Chưa kể, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU dự kiến có hiệu lực vào năm 2019 đã và đang tạo ra sức hút mới cho thu hút đầu tư FDI, giúp Việt Nam có thêm năng lực sản xuất mới. 

 

Tận dụng tốt những yếu tố này, Bộ Công Thương sẽ chú trọng tạo nguồn hàng có chất lượng cho sản xuất, hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng; sản xuất các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường NK. Tăng cường các biện pháp tháo gỡ rào cản, tạo điều kiện cho hàng hóa XK, đặc biệt là nông, thủy sản thâm nhập vào các thị trường mới. Dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa XK của Việt Nam, kịp thời chỉ đạo các giải pháp cụ thể, quyết liệt, có định hướng để tháo gỡ khó khăn cho DN, thúc đẩy sản xuất, XK, phát triển thị trường.

 


 

 

Dự kiến năm 2018, kim ngạch XK có thể đạt 236,6 tỷ USD, tăng 10%, chỉ số sản xuất công nghiệp của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khoảng 13 -14% so với năm 2017 và giá trị gia tăng của nhóm này tăng khoảng 12,6%.

 

Theo báo Công Thương


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang