Thứ Tư, 24/04/2024 22:50:34 GMT+7

Tin đăng lúc 09-03-2017

Lượt xem: 3246

Siết quản lý sản xuất, kinh doanh rượu

Một nghị định mới về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu để thay thế Nghị định 94/2012/NĐ-CP (Nghị định 94) đang được Bộ Công Thương hoàn thiện và sớm trình Chính phủ thông qua.
Siết quản lý sản xuất, kinh doanh rượu
Ảnh minh họa

Sau 3 năm triển khai, Nghị định 94 về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu vẫn đang tồn tại một số vướng mắc. Cụ thể, số lượng giấy phép kinh doanh bán lẻ và giấy phép sản xuất rượu thủ công được cấp tại các địa phương quá ít so với thực tế. Ở một số thành phố lớn, tình trạng cấp phép bán buôn rượu căng thẳng do số lượng giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu được xem xét, cấp cho thương nhân bảo đảm các yêu cầu quy định đã đạt, gần đạt hoặc vượt số lượng cho phép. Đặc biệt, tình trạng rượu nhập lậu, rượu giả, rượu không bảo đảm chất lượng vẫn lưu thông trên thị trường... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng.

 

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đồng thời vẫn kiểm soát chặt chẽ được mặt hàng này, Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 94. Theo Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), nghị định thay thế vẫn kế thừa những quy định còn phù hợp của Nghị định 94, đồng thời có sửa đổi, bổ sung một số nội dung. Trong đó, có việc siết chặt quản lý đối với hoạt động sản xuất rượu thủ công, bán lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

 

Cụ thể, đối với hoạt động sản xuất rượu thủ công, Dự thảo nghị định thay thế vẫn giữ nguyên 3 hình thức sản xuất rượu thủ công như trong Nghị định số 94, tuy nhiên có sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm quản lý chặt chẽ, có hiệu quả hơn. Theo đó, đối với sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, vẫn thực hiện cấp giấy phép nhưng đơn giản hóa thủ tục để tăng tỷ lệ số cơ sở sản xuất được cấp phép. Với rượu thủ công để bán cho các cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, không thực hiện cấp giấy phép nhưng có quy định điều kiện hoạt động, như: Phải có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp; không được bán rượu cho tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán để chế biến lại.

 

Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

 

Nguồn Báo Công Thương


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang