Thứ Sáu, 19/04/2024 19:01:45 GMT+7

Tin đăng lúc 25-11-2015

Lượt xem: 3672

Sở Xây dựng Thái Bình: Chú trọng cải cách hành chính, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Năm 2015, tình kinh tế thế giới và trong nước đang trên đà phục hồi nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro; diễn biến kinh tế xã hội, chính trị diễn ra phức tạp, tác động trực tiếp đến nền kinh tế trong nước và trong đó có Thái Bình. Các hoạt động của ngành vẫn còn khó khăn thách thức do thiếu nguồn lực. Sản xuất kinh doanh thiếu thị trường tiêu thụ, áp lực cạnh tranh lớn.
Sở Xây dựng Thái Bình: Chú trọng cải cách hành chính, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Trụ Sở - Sở Xây dựng Thái Bình

Được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự điều hành và phối hợp có hiệu quả của các cấp, cùng sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Thái Bình năm 2014 tiếp tục ổn định và phát triển. Tổng sản phẩm đạt 38.341 tỷ đồng, tăng 7,83%, là năm có mức tăng trưởng cao nhất 4 năm gần đây. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt 12.085 tỷ đồng, tăng 12,6%, chiếm 31,41 cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách là 5.520 tỷ đồng, tăng 23,6% so cùng kỳ. Nhiều công trình hoàn thành đạt chất lượng cao, phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả; chính sách hỗ trợ xi măng xây dựng nông thôn mới được nhân dân đồng tình và phát huy hiệu quả.

 

Về giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2014 theo giá hiện hành đạt 13.252 tỷ đồng, tăng 15,16%, chiếm 25% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Giá trị tư vấn ngành xây dựng đạt 95 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành xây dựng đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 13,6%. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 11,7%; tỷ lệ xã hoàn thành quy hoạch chung đạt 100%. Tỷ lệ thu gom rác thải đạt 96%. Các doanh nghiệp trong ngành  phát triển ổn định, tạo việc làm cho lao động địa phương, thu nhập ổn định, hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước. Những đơn vị nộp ngân sách cao như: Công ty cổ phần gạch mem sứ Long Hầu nộp 3,1 tỷ, tăng 17% cùng kỳ; Công ty cổ phần VLXD Tiền Phong, nộp 4,6 tỷ đồng; Công ty cổ phần xây lắp I, nộp 4 tỷ đồng; Công ty cổ phần VLXD Thái Bình, nộp 3,09 tỷ đồng; Công ty cổ phần VLXD Vũ Thư nộp 2,56 tỷ đồng; Công ty cổ phần đầu tư  và xây dựng Thái Bình IDICO nộp 2,145 tỷ đồng,…

 

Công tác quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị được chú trọng. Hoàn thành đề án nâng cấp thành phố Thái Bình đạt tiêu chí đô thị loại II. Đang tiếp tục ưu tiên vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, như: Quảng trường Thái Bình và tượng đài Bác Hồ với nông dân; Công viên Kỳ Bá; Trung tâm y tế; Nhà thiếu nhi đa năng; nút giao thông Phú Khánh; cầu Kỳ Đồng; đường vành đai phía Nam; cầu vượt sông Trà Lý…

 

Trong lĩnh vực quản lý nhà và thị trường bất động sản: Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút, đẩy nhanh ĐTXD các dự án phát triển nhà ở xã hội. Trong lĩnh vực quản lý hạ tầng: Kịp thời tháo gỡ khó khăn và đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật của tỉnh. Đôn đốc, chỉ đạo thực hiện mở rộng mạng lưới cấp nước, thoát nước tại các khu đô thị và nông thôn. Kịp thời điều chỉnh quy hoạch và chỉ đạo các giải pháp nhằm quản lý các dự án theo Chương trình xây dựng nông thôn mới có hiệu quả.

 

 

Ảnh tư liệu

 

Trong quản lý VLXD: Tích cực kiểm tra, bổ sung Quy hoạch khai thác và sử dụng cát lòng sông và ven biển trên địa bàn tỉnh. Tiến hành kiểm tra chấn chỉnh các lò gạch, lò vôi gây ô nhiễm môi trường; tăng cường kiểm tra việc sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng. Kiểm tra các sai phạm về trật tự xây dựng, trình thủ tục đầu tư xây dựng và chất lượng thi công tại 135 công trình. Tăng cương công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

 

Về quản lý chất lượng công trình ở Thái Bình đã được nâng lên một bước. Cá biệt, một số dự án đầu tư, năng lực thiết kế, giám sát thi công, năng lực của các nhà thầu còn hạn chế. Thị trường xây dựng cơ bản nhỏ hẹp, lực lượng hành nghề trên địa bàn lại nhiều dẫn đến cạnh tranh khốc liệt, nảy sinh hiện tượng tiêu cực trong đấu thấu và  tình trạng bớt xén nguyên vật liệu thi công là điều không tránh khỏi…

 

Ngành Xây dựng tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn cho các ban, ngành, huyện, thị, các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án trong toàn tỉnh. Từ đó công tác quản lý đầu tư xây dựng luôn đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Pháp luật. Trên cơ chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, năm 2015, Sở Xây dựng: Tiếp tục ra soát TTHC, sửa đổi, loại bỏ các TTHC không phù hợp. Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn pháp luật xây dựng; trong đó tập trung vào công tác cấp giấy phép, thẩm định, phê duyệt, công bố, cắm mốc giới QHXD. Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn ban quy phạm pháp luật về quản lý cây xanh, nghĩa trang, chiếu sáng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

 

Năm 2015 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2011 – 2015), Thái Bình phải đối mặt không ít khó khăn. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Sở Xây dựng cần làm tốt  nhiệm vụ chung cả năm là: Hoàn thành giá trị xây dựng đạt 12.214 tỷ đồng, tăng 16,1%; Giá tư vấn xây dựng đạt 115 tỷ đồng, tăng 20%. Giá trị sản xuất vật liệu xây dựng và cấp nước đạt 2.900 tỷ đồng, tăng trên 16% so cùng kỳ. Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt khoảng 22m2 sàn/người (tăng 0,6 m2 sàn/người so với năm 2014). 100% dân số đô thị được sử dụng nước sạch; 100% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% chất thải rắn ở nông thôn được thu gom và xử lý. Đào tạo các lớp trung cấp xây dựng, trung cấp nghề, đại học tại chức xây dựng, các lớp nghề ngắn hạn cho trên 400 học viên.

 

Đặc biệt là tăng cường kiểm tra công tác giải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa”. Nâng cao tính chủ động sáng tạo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của mỗi CBNV. Kịp thời tổ chức rút kinh nghiệm và có chính sách thưởng phạt nghiêm minh trên các lĩnh vực của ngành./. 

 

 Phạm Xuân Thành, GĐ Sở Xây dựng

 


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang