Thứ Bẩy, 20/04/2024 04:37:13 GMT+7

Tin đăng lúc 22-02-2019

Lượt xem: 2124

Tăng chế tài xử phạt vi phạm trong sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm

Bộ Công Thương đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thay thế quy định hiện hành.
Tăng chế tài xử phạt vi phạm trong sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm
Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính để đảm bảo tính răn đe. Ảnh: TH

Theo Bộ Công Thương, từ yêu cầu của thực tiễn công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đòi hỏi một số quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP phải được sửa đổi, bổ sung để tăng tính răn đe, phòng ngừa và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính, tính khả thi và hiệu quả của việc xử phạt vi phạm hành chính, góp phần bảo vệ trật tự quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại trên thị trường.

 

Thể hiện đường lối, chính sách xử lý nghiêm minh, triệt để đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại; bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người kinh doanh và người tiêu dùng; góp phần ổn định thị trường, phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

Bảo đảm tính khả thi, thuận lợi cho các ngành, các cấp, các cơ quan và lực lượng thực thi pháp luật trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; nâng cao ý thức pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng.

 

Dự kiến, sửa đổi toàn bộ nội dung Điều 10 quy định xử phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm để bảo đảm tương thích với  Điều 190, 191 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Nội dung Điều 10 gồm quy định xử phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển đối với các mặt hàng cấm cụ thể là thuốc bảo vệ thực vật mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng; thuốc lá điếu nhập lậu; pháo nổ và các hàng hoá khác mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, hàng hoá chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu quy định tại Điều 25 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP được đưa về quy định tại Điều 10 và được bãi bỏ tại khoản 30 Điều 1 dự thảo Nghị định, theo đó mức phạt tiền cũng được điều chỉnh giảm để bảo đảm mặt bằng chung trong chính sách xử lý đối các mặt hàng cấm khác quy định tại Điều này.     

 

Sửa đổi Điều 21 quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như điều chỉnh tăng 1,5 lần mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm; bỏ điểm d khoản 1 quy định xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội, đồng thời bổ sung quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hoặc buộc thu hồi tiêu hủy tang vật vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

 

Theo đó, phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 50 kilôgam trở lên hoặc từ 50 lít trở lên; Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên; Buôn bán pháo nổ từ 6 kilôgam trở lên;

 

Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên; Buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên.

 

Bên cạnh đó, còn có hình thức xử phạt bổ sung là: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định; tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm…

 

Biện pháp khắc phục hậu quả gồm: Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc thu hồi tiêu hủy hàng cấm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định.

 

Nguồn BCĐ389


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang