Thứ Năm, 18/04/2024 18:35:45 GMT+7

Tin đăng lúc 27-06-2016

Lượt xem: 5322

Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc 3 lĩnh vực: Linh kiện phụ tùng, dệt may và công nghệ cao

Đây là nội dung chính của Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Công Thương phê duyệt.
Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc 3 lĩnh vực: Linh kiện phụ tùng, dệt may và công nghệ cao
Các DN nội vẫn khó có cửa tham gia vào chuỗi cung ứng của Sam Sung

Theo đó, từ nay đến 2020, Việt Nam sẽ tập trung phát triển CNHT thuộc 3 lĩnh vực chủ yếu là linh kiện phụ tùng, CNHT ngành Dệt may và hỗ trợ công nghiệp công nghệ cao và theo các định hướng đó là: Trong lĩnh vực linh kiện phụ tùng kim loại, nhựa - cao su, điện - điện tử, đến năm 2020 đáp ứng 60% nhu cầu sản phẩm linh kiện phụ tùng cho các ngành công nghiệp của ta. Năm 2030, đáp ứng 80% nhu cầu này. Các ngành công nghiệp cơ khí, ô tô, máy nông nghiệp, điện tử… được ưu tiên phát triển. Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm linh kiện phụ tùng tham gia thị trường khu vực và quốc tế. Trong lĩnh vực CNHT ngành Dệt may - Da giày: Đạt tỷ lệ cung cấp trong nước 65% ngành Dệt may, 75% - 80% ngành Da giày. Ưu tiên thu hút vào lĩnh vực nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành Dệt may, Da giày, hình thành các cụm liên kết ngành trong sản xuất CNHT cho ngành Dệt may, Da giày tại các vùng kinh tế trọng điểm. Còn đối với lĩnh vực CNHT cho công nghiệp công nghệ cao, đồng thời phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp thiết bị hỗ trợ chuyên dùng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực này; hình thành các doanh nghiệp bảo trì, sửa chữa máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế làm tiền đề phát triển doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phần mềm phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao. Ưu tiên thu hút đầu tư vào sản xuất vật liệu chế tạo như thép chế tạo, nhựa, cao su, composit, gốm phục vụ công nghiệp công nghệ cao, hóa chất cơ bản, hóa chất chuyên dụng trong công nghiệp công nghệ sinh học, vật liệu điện tử…

 

            Có thể thấy nhiệm vụ là rất rõ ràng, tuy nhiên, để hoàn thành tốt được mục tiêu đề ra là phấn đấu để Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì còn rất nhiều việc cần phải làm như: Hoàn thiện cơ chế chính sách cho phát triển CNHT; Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển CNHT; Phát triển số lượng và nâng cao năng lực doanh nghiệp CNHT nội địa; Phát triển khoa học công nghệ cho CNHT; Đào tạo nguồn nhân lực CNHT. Cùng với đó, các Bộ, ngành liên quan cần hỗ trợ DN trong nước kết nối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài, tìm kiếm đối tác; Nâng cao tính chuyên nghiệp của hội chợ CNHT; Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế... để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy ngành CNHT Việt Nam phát triển./.

 

Đức Minh


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang