Thứ Sáu, 19/04/2024 09:29:29 GMT+7

Tin đăng lúc 13-05-2020

Lượt xem: 1473

Thái Bình: Tổ chức lớp tập huấn cho người lao động “vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy nông nghiệp”

Ngày 12/5/2020, Sở Công Thương – Trung tâm KC-TVPTCN tỉnh Thái Bình tổ chức khai giảng lớp tập huấn cho người lao động “vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy nông nghiệp”, tại xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà.
Thái Bình: Tổ chức lớp tập huấn cho người lao động “vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy nông nghiệp”
Ông Hà Văn Hải – GĐ TTKC phát biểu tại hội nghị

Tham dự Hội nghị có các ông: Hà Văn Hải – GĐ Trung tâm KC-TVPTCN tỉnh Thái Bình; Võ Quang Huy – Phó Chủ tịch Hội Nông Dân huyện Hưng Hà, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh; Lãnh đạo các phòng ban chuyên môn huyện Hưng Hà; diện lãnh đạo và đoàn thể xã Chi Lăng, các giảng viên cùng 70 học viên tham dự buổi lễ khai giảng khóa học.

 

Trong những năm qua, nhờ đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp như: máy làm đát, máy gieo trồng, máy gặt đập liên hợp, máy xay xát, máy chế biến lương thực… đã làm tăng giá trị sản xuất, tiết kiệm thời gian và sức lao động của người nông dân. Việc thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp là khâu quyết định đến tăng năng suất của cây trồng và vật nuôi.

 

 

Bà Trần Thị Diễn – Phó GĐ TTKC khai mạc hội nghi

 

 

Ông Võ Quang Huy – phó chủ tịch Hội Nông Dân huyện Hưng Hà phát biểu tại hội nghị

 

Song người vận hành, sử dụng các loại máy cơ khí nông nghiệp hầu như chưa qua các lớp đào tạo, tập huấn và thường tự học qua kinh nghiệm của người sử dụng; Trong quá trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, người sử dụng chưa biết hết được nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy. Vì vậy, người sử dụng máy móc thiết bị chưa đúng quy trình, nên hiệu quả sử dụng máy thấp, tuổi thọ máy giảm.

 

Tại lớp học, các giảng viên sẽ tập trung vào hai phần: Lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết, các học viên được hướng dẫn những nội dung quan trọng như: Khái quát chung về động cơ đốt trong; Hệ thống phát lực; Hệ thống phân phối khí; hệ thống bôi trơn; Hệ thống làm mát; Trang bị điện động cơ (máy phát, máy đề, hệ thống chiếu sáng…).

 

 

Toàn cảnh lớp tập huấn “vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy nông nghiệp” xã Chi Lăng.

 

Phần thực hành, các học viên được thực hành trực tiếp trên máy với 06 nội dung gồm: Giới thiệu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ dầu diesel; Giới thiệu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bơm cao áp; Những hỏng hóc thường gặp ở bơm cao áp và cách khắc phục; Cấu tạo nguyên lý hoạt động của kim phun, những hỏng hóc thường gặp, cách khắc phục của kim phun, điều chỉnh kim phun cho phù hợp; hoạt động cò mổ, pítông, xi lanh, cơ cấu cam; cách thay thế séc măng.

 

Việc học nghề và tích lũy kinh nghiệm sửa chữa máy nông nghiệp không chỉ giúp người nông dân khai thác tối đa hiệu quả máy móc, mà còn giúp họ nâng cao trình độ kỹ thuật, để trở thành thợ giỏi có thể mở cơ sở sửa chữa ngay tại địa phương, đây là một hướng đi khả quan và thiết thực trong giai đoạn nông nghiệp ngày càng phát triển, người dân tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa trong sản xuất như hiện nay.

 

CD


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang