Thứ Sáu, 29/03/2024 19:14:04 GMT+7

Tin đăng lúc 26-09-2018

Lượt xem: 1839

Thị trường mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu đa dạng khó kiểm tra, xử lý

Thị trường dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền hiện nay rất đa dạng về chủng loại, nhiều mẫu mã và giá cả phong phú nên công tác kiểm tra và xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn.
Thị trường mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu đa dạng khó kiểm tra, xử lý
Lực lượng chức năng liên tục phát hiện và xử lý mặt hàng mỹ phẩm không hóa đơn, nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường. Ảnh: TH

Bên cạnh đó, nhận thức về pháp luật của một bộ phận người dân và một số tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; một bộ phận nhỏ người tiêu dùng dù biết là hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng do giá rẻ, thói quen thích sử dụng hàng ngoại nên vẫn chấp nhận sử dụng, từ đó công tác kiểm tra và xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn.

 

Tại một số cơ sở kinh doanh chưa quan tâm đến nguồn gốc, giấy phép lưu hành, hạn sử dụng của sản phẩm. Nhiều thương nhân kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh không đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà sử dụng nhà ở làm địa điểm kinh doanh, mua hàng từ các thương nhân khác để bán lại, dùng mạng xã hội để tiếp thị và quảng bá sản phẩm, gây rất nhiều khó khăn cho công tác thống kê, quản lý, hầu hết kinh doanh mỹ phẩm chung với các loại hành hoá khác. Đó là trong những khó khăn của lực lượng chức năng tại nhiều địa phương hiện nay.

 

Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền trên nhiều địa phương vẫn xảy ra. Hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về nhãn hàng hóa ... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

 

Thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng, tích cực triển khai các biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đã phát hiện, xử lý hàng chục ngàn vụ việc vi phạm, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nước và an ninh trật tự.

 

Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền vẫn đang diễn ra rất phức tạp. Tỷ lệ phát hiện, xử lý còn thấp, vi phạm diễn ra ngày một đa dạng với phương thức thủ đoạn tinh vi, phạm vi rộng từ thành thị đến nông thôn, miền núi. Các đối tượng vi phạm đã lợi dụng những bất cập về cơ chế chính sách, những sơ hở trong công tác quản lý và những hạn chế của người tiêu dùng để sản xuất, phân phối, hình thành các đường dây, băng nhóm sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nói trên.

 

Tình hình trên đây có nguyên nhân chủ yếu là các bộ, ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng chưa nhận thức sâu sắc và đề cao trách nhiệm, chưa chủ động, quyết liệt trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, có nơi buông lỏng quản lý; hệ thống văn bản pháp luật liên quan còn chưa đồng bộ, tính khả thi không cao, chế tài xử lý chưa đủ mạnh, còn thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để quản lý đối với các mặt hàng thực phẩm chức năng, vị thuốc y học cổ truyền, dược liệu; việc thanh tra, kiểm tra chưa kịp thời và kiên quyết; công tác tuyên truyền mới tập trung phản ánh vi phạm, chưa coi trọng cổ vũ động viên những tổ chức, cá nhân làm tốt; chưa phát huy tốt vai trò giám sát, phát hiện và tố giác vi phạm của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Sự bùng nổ của dịch vụ Internet và hoạt động kinh doanh, quảng cáo trên cáctrang thông tin điện tử, trang mạng xã hội khiến người tiêu dùng dễ dàng tiếp nhận thông tin và thực hiện việc mua bán các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhưng trong đó có rất nhiều thông tin không chính xác về công dụng của nhiều loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vị thuốc y học cổ truyền, đã kích thích nhu cầu sử dụng các sản phẩm này ngày càng gia tăng mạnh trên thị trường.

 

Thực tế trên đây là đáng báo động, đã gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người tiêu dùng, làm nhiễu loạn thị trường, tổn hại sản xuất kinh doanh.

 

Để kịp thời khắc phục tình hình đó, Trong Chỉ thị 17 về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng phải quán triệt sâu sắc và đề cao trách nhiệm trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt là nhóm hàng liên quan đến chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người, phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách vừa lâu dài. Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng, triển khai đồng bộ các biện pháp và kiên quyết đấu tranh từng bước đẩy lùi tệ nạn này. 

 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và phối hợp hiệu quả giữa cơ quan chức năng với các cơ quan thông tấn báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng địa phương nhằm nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật thương mại của thương nhân kinh doanh, bảo vệ quyền lợi cũng như lợi ích chính đáng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng.

 

BCĐ389


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang