Thứ Bẩy, 20/04/2024 00:09:50 GMT+7

Tin đăng lúc 08-03-2019

Lượt xem: 2646

Thực thi CPTPP và các vấn đề liên quan đến hải quan đối với Việt Nam

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Các chuyên gia phân tích cho rằng từ góc độ hải quan, có một số vấn đề đáng chú ý như sau:
Thực thi CPTPP và các vấn đề liên quan đến hải quan đối với Việt Nam

 

Thứ nhất, loại bỏ và cắt giảm thuế mạnh mẽ. Các nước thành viên CPTPP đã đồng ý loại bỏ 97% đến 100% các dòng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam đủ điều kiện theo quy tắc xuất xứ hiện hành. Ví dụ như Canada đồng ý xóa bỏ thuế quan trong 95% các dòng thuế, chiếm tới 78% tổng giá trị xuất khẩu từ Việt Nam. Đối với một số sản phẩm nhất định như hải sản và đồ nội thất, mức cam kết của Canada là 100%, điều đó có nghĩa là hải sản và đồ nội thất Việt Nam sẽ được miễn thuế khi nhập khẩu vào Canada. Việt Nam cũng cam kết loại bỏ thuế quan đối với 66% các dòng thuế khi CPTPP có hiệu lực, và tăng tỷ lệ các dòng thuế miễn thuế lên 86,5% trong vòng 3 năm, trong khi vẫn duy trì hạn ngạch thuế quan đối với đường, trứng, muối và ô tô đã qua sử dụng.

 

Thứ hai, quy tắc xuất xứ tiên tiến. CPTPP được thừa hưởng các quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ tiên tiến từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cụ thể là các quy tắc xuất xứ CPTPP khuyến khích sự hội nhập sản xuất của các quốc gia thành viên và thúc đẩy hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh giữa các quốc gia thành viên. Về mặt này, quy tắc xuất xứ CPTPP chấp nhận cơ chế cộng gộp từng phần, trong đó bất kỳ tỷ lệ phần trăm giá trị gia tăng nào được tạo ra bởi bất kỳ quốc gia thành viên CPTPP nào đều được ghi nhận trong việc xác định nguồn gốc của hàng hóa. Theo đó, nguyên tắc cộng gộp có thể được sử dụng để tạo ra các chuỗi cung ứng hội nhập lớn hơn.

 

Thứ ba, thủ tục xuất xứ được đơn giản hóa. Lần đầu tiên, Việt Nam tham gia vào một FTA mà vấn đề xuất xứ hàng hóa có thể được nhà nhập khẩu tự chứng nhận. Theo truyền thống, xuất xứ chỉ được chứng nhận bởi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất, sau đó Giấy chứng nhận xuất xứ phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Theo cách tiếp cận tiên tiến hơn, Giấy chứng nhận xuất xứ có thể được cấp bởi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất (ví dụ như trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN). CPTPP có cách tiếp cận đơn giản hơn trong đó các nhà nhập khẩu được phép hoàn thành chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa mà họ nhập khẩu. Theo đó, các nhà nhập khẩu quốc gia thành viên CPTPP đáp ứng các điều kiện nhất định được quy định bởi cơ quan quản lý tại quốc gia của họ có thể tự chứng nhận nguồn gốc của sản phẩm họ đang nhập khẩu. Tuy nhiên, chứng nhận xuất xứ của nhà nhập khẩu sẽ không được áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Việt Nam tối đa 5 năm sau khi CPTPP có hiệu lực. Đây là một cách tiếp cận thận trọng được thiết kế để bảo vệ chống lại giấy chứng nhận xuất xứ giả, có nghĩa là các nhà nhập khẩu Việt Nam có thể phải đợi đến ngày 14/01/2024 để có thể tự chứng nhận nguồn gốc nhập khẩu.

 

Theo: congthuong.vn


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang