Thứ Sáu, 29/03/2024 02:06:24 GMT+7

Tin đăng lúc 29-11-2019

Lượt xem: 11112

Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Kết nối doanh nghiệp Việt tới quốc tế

Trong những năm gần đây, thứ hạng của Thương hiệu quốc gia Việt Nam (THQG) liên tục được cải thiện, thăng hạng một cách đáng kể trên bảng xếp hạng thế giới. Điều này đã giúp các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG gây dựng được niềm tin của người tiêu dùng Việt và các doanh nghiệp đối tác nước ngoài.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Kết nối doanh nghiệp Việt tới quốc tế
Một số thương hiệu đạt danh hiệu THQG 2018

Theo thông tin mới nhất từ Brand Finance, trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019, THQG Việt Nam được định giá 247 tỷ USD (tăng 12 tỷ USD tương đương 5,4% so với con số 235 tỷ USD năm 2018) và xếp hạng thứ 42.

 

Trong giai đoạn ba năm qua, thứ hạng của THQG Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng 8 bậc và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao thành tích xuất nhập khẩu, hỗ trợ thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp và những dự báo tích cực về tăng trưởng GDP. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của Chương trình THQG Việt Nam (Vietnam Value).

 

Cùng với sự phát triển của THQG Việt Nam, giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã được cải thiện đáng kể.

 

Chia sẻ về vấn đề này, ông Tô Quang Nam, Giám đốc Marketing, Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood cho biết, THQG Việt Nam ngày càng thúc đẩy mạnh thương hiệu Việt. Một số doanh nghiệp nước ngoài đã biết đến Chương trình THQG. Chính vì thế, khi công ty đạt được danh hiệu thì các doanh nghiệp nước ngoài đều có sự tin tưởng hơn. Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, Nutifood đang hướng phát triển ra khu vực và thế giới thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi rất lớn cho Nutifood Việt Nam.

 

Ông Nam cũng cho biết, để đạt được danh hiệu THQG, Nutifood đã phải rất khó khăn trong việc kiểm duyệt. “Công ty cũng bất ngờ với việc xét duyệt, yêu cầu đáp ứng các tiêu chí rất khắc khe của Chương trình THQG. Phải mất hơn nửa năm, Nutifood mới hoàn thành khâu kiểm duyệt với rất nhiều nhiều tiêu chí được hoàn thành. Điều này hoàn toàn khác biệt với những Chương trình, danh hiệu trước kia mà Nutifood từng biết đến” – ông Nam khẳng định.

 

Và ngay sau khi đạt THQG, Ban tổ chức chương trình, Bộ Công Thương đã có rất nhiều hoạt động: chương trình hội thảo, hội chợ để kết nối hỗ trợ doanh nghiệp… Nhờ đó, Nutifood có cơ hội gặp gỡ giao thương với nhiều các doanh nghiệp uy tín khác, kết nối cung cầu, mở rộng đối tác trong và ngoài nước một cách chắc chắn và mạnh mẽ. Chính vì thế, Công ty Nutifood bày tỏ mong muốn Chương trình THQG sẽ tiếp tục được thực hiện một cách mạnh mẽ hơn nữa trong những giai đoạn tiếp theo.

 

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Hữu Thiện, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Minh Hưng (xã Phước Lập, huyện Tân Phước, Tiền Giang) cũng cho biết, để đáp ứng được các tiêu chí của Chương trình THQG, công ty đã phải nghiên cứu kỹ lưỡng với các chuyên gia trong và ngoài nước nhằm đào tạo, hướng dẫn cho nhân viên các quy trình kiểm soát chất lượng.

 

Nhờ đó, sản phẩm của Minh Hưng Group còn chiếm được ưu thế rất lớn tại thị trường Trung Quốc và người tiêu dùng tại thị trường này đang rất ưa chuộng các sản phẩm của công ty. “Một thành quả và cũng là điểm nhấn cho Minh Hưng Group năm vừa qua chính là tổ chức UNICEF đã đặt hàng các sản phẩm màn của công ty với số lượng lớn để xuất sang thị trường châu Phi. Điều này chứng tỏ THQG Việt Nam đã mang lại dấu ấn trên thị trường quốc tế, được các doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài tin dùng” – ông Thiện chia sẻ.

 

Theo Báo Công Thương

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang